Sức hút của thị trường bất động sản Gia Lâm
(Dân trí) – Nhờ lợi thế về cơ sở hạ tầng cùng quỹ đất, Gia Lâm với mục tiêu trở thành quận trong tương lai hứa hẹn sẽ là khu vực thu hút chuyên gia và người lao động làm việc, tạo nên cộng đồng cư dân đông đúc tại đây.
Giải mã sức hút của Gia Lâm
Bất động sản Gia Lâm những năm gần đây được quan tâm nhờ hội tụ nhiều ưu thế về quy hoạch hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Nơi đây thu hút nhà đầu tư khai thác tiềm năng phát triển bất động sản sinh thái.
Sở hữu quỹ đất dồi dào cùng định hướng quy hoạch bài bản, vị trí chiến lược ngay cửa ngõ phía Đông Hà Nội, Gia Lâm khoác lên mình bộ áo mới, lột xác từng ngày, mang dáng dấp của một khu đô thị sầm uất, hiện đại.
Bức tranh diện mạo của Gia Lâm dự báo còn chuyển mình hơn nhờ đề án quy hoạch chung thủ đô Hà Nội. Đến năm 2030-2050, phía Đông Thủ đô được định hướng là trung tâm hành chính mới. Gia Lâm sẽ được nâng cấp vào năm 2025.
Theo các chuyên gia, xu hướng bất động sản ở Hà Nội, đang có sự dịch chuyển từ khu vực phía Tây sang khu vực phía Đông nhờ vào hạ tầng phát triển hơn. Cộng hưởng với sự biến động sau dịch, khi các công xưởng sản xuất của nhiều quốc gia trên thế giới lựa chọn Việt Nam là điểm đến an toàn thì Gia Lâm được xem là một trong những địa điểm thu hút nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài. Điều này không chỉ giúp kinh tế Gia Lâm phát triển mà còn đón được lượng chuyên gia và người lao động làm việc tại khu vực này nhiều hơn.
Xu hướng “làm thành phố, sống ngoại ô”
Nếu như hạ tầng là yếu tố dẫn đường cho sự phát triển của khu vực Gia Lâm thì hệ thống tiện ích như xã hội, cảnh quan môi trường đã và đang định hình tạo nên những giá trị sống mới, tác động trực tiếp đến xu hướng lựa chọn nhà ở của khách hàng.
Nếu trước kia, quan niệm cuộc sống ngoại thành là kém chất lượng, không đẳng cấp thì ngày nay, với sự phát triển vượt trội của hạ tầng giao thông, người dân có xu hướng tìm đến chốn an cư các đô thị vùng ven đô để tận hưởng cuộc sống thoáng đãng, không bị ảnh hưởng nhiều bởi quá trình đô thị hóa. Đi cùng với đó là sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông đã giải tỏa sự e ngại khi “sống ngoại đô, làm nội đô” của cư dân.
Nguồn: ST