Lưu trữ thẻ cho: bất động sản gia lâm

Giới đầu tư ‘săn đón’ bất động sản Gia Lâm

Gia Lâm đang là đích ngắm của giới đầu tư sành sỏi, được dự báo sẽ đạt tới “điểm vàng” quy hoạch, hạ tầng trong 2-5 năm tới. Đây chính là nền tảng vững chắc hứa hẹn tiềm năng tăng giá BĐS.

Dự kiến “lên quận” trong năm 2023: đột phá mặt bằng giá

Theo lộ trình dự kiến, Gia Lâm sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành Quận mới vào năm 2023. Hiện TP. Hà Nội đang dồn lực, tập trung cao độ để mục tiêu này sớm về đích. Khi chính thức trở thành quận, mặt bằng giá bất động sản tại đây hứa hẹn có nhiều đột phá.

Thêm vào đó, hạ tầng khu vực phía Đông đang được đẩy nhanh hoàn thiện. Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được UBND TP. Hà Nội duyệt cho thấy 6 cây cầu sẽ kết nối hai bờ sông Hồng: cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 mở rộng thêm 4 làn xe đang được xây dựng nhanh, dự kiến 2023 sẽ hoàn thành; cùng với cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở ở phía Nam hay cầu Thượng Cát, Hồng Hà ở phía Bắc và cầu Trần Hưng Đạo ở nội đô. Tương lai các cây cầu huyết mạch này sẽ giúp kết nối hai bờ sông Hồng dễ dàng, nhanh chóng.

Những điểm nhấn về quy hoạch, hạ tầng hứa hẹn tạo ra những “bước sóng” tăng giá cho BĐS phía Đông nói chung và Gia Lâm nói riêng.

Đối với nhà đầu tư ưa thích sở hữu tài sản có khả năng sinh lời chắc chắn, dài hạn thì Gia Lâm cũng là khu vực đầu tư lý tưởng nhờ dư địa dồi dào. Nhà đầu tư Đinh Thức Đoan phân tích, từ Gia Lâm di chuyển tới Bắc Ninh chỉ mất 10 phút, tới Bắc Giang khoảng 40 phút – đây hiện đang là 2 “thủ phủ công nghiệp” tại Việt Nam với khoảng 100.000 chuyên gia làm việc.

“Sở hữu một BĐS tại Gia Lâm vừa có thể dùng để ở hoặc cho thuê khi cần, đem lại khả năng sinh lời an toàn, bền vững cho dòng tiền vào thời điểm này là lựa chọn sáng suốt”, ông Đoan đánh giá.

Về tiềm năng tương lai, Gia Lâm sở hữu tuyến Metro số 8 chạy xuyên tâm thành phố, đem lại khả năng đột phá cho BĐS kề cận các ga tàu. Đây là điều đã được chứng minh tại nhiều quốc gia phát triển. Đơn cử như Singapore ghi nhận từ quý I – IV/2021, giá BĐS ở khu vực bán kính 1 km quanh các ga như Telok, Eunos, Dakota đã tăng thêm 16-26%. Hay như TP.HCM, từ 2018, các dự án căn hộ dọc tuyến metro số 1 mức giá chào bán lại đã cao hơn từ 25-75% so với giá khởi điểm, bình quân mỗi năm tăng 20%. Điều này củng cố niềm tin cho các nhà đầu tư đua nhau tìm đến “đất vàng quận mới” đón đầu cơ hội.

Nguồn: ST

Tiềm năng đầu tư bất động sản khi Gia Lâm lên quận

Huyện Gia Lâm đang hoàn thành các tiêu chí để có thể lên quận năm 2023, kéo theo các tiềm năng tăng giá cho bất động sản khu vực này.

Dự kiến từ nay đến 2025, Hà Nội sẽ chi gần 83.000 tỷ đồng đưa 5 huyện Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì lên quận. Trong đó, Gia Lâm đã đạt 25/27 tiêu chí lên quận tính đến đầu năm 2022. Thành phố cũng đặt mục tiêu tập trung hỗ trợ Gia Lâm trở thành quận mới của Hà Nội ngay trong năm 2023.

Gia Lâm là huyện có diện tích đất rộng, nguồn lực đất đai lớn, sự thay đổi tích cực về mặt dân số, hệ thống giao thông và hạ tầng xã hội được đầu tư phát triển bài bản, đồng bộ. Mặt khác, là đơn vị đi sau nên Gia Lâm có điều kiện thuận lợi để xây dựng đô thị xanh, thông minh, hiện đại.

Mới đây, Đồ án Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng vừa được UBND TP Hà Nội công bố cho thấy sẽ có 6 cây cầu mới nối hai bờ sông Hồng gồm cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 (dự kiến 2023 hoàn thành), cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở ở phía Nam, cầu Thượng Cát, Hồng Hà ở phía Bắc và cầu Trần Hưng Đạo ở nội đô. Đây là động lực mạnh mẽ tạo ra tính kết nối cho bất động phía Đông Hà Nội, đặc biệt là khu vực Gia Lâm. Đây là nơi nằm gần kề hai tỉnh Hưng Yên, Bắc Ninh với nhiều khu công nghiệp, tạo ra nguồn cầu về hạ tầng nhà ở.

Gia Lâm còn là cửa ngõ nối Thủ đô với tam giác kinh tế Đông Bắc gồm: Hải Dương – Hải Phòng – Quảng Ninh, là điểm đến của chiến lược di cư, giải quyết bài toán quá tải hạ tầng nội đô.

Sự tác động của chính sách ảnh hưởng đến giá bất động sản Gia Lâm. Ghi nhận thị trường cho thấy, cuối năm 2021, bất động sản Gia Lâm bắt đầu tăng nhiệt sau khi đón nhận hàng loạt thông tin tích cực về hạ tầng giao thông. Nhiều công trình lớn được triển khai như nút giao kết nối trực tiếp đường Cổ Linh với cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, cầu Vĩnh Tuy 2 hay việc Gia Lâm được Hà Nội đồng ý đề xuất đầu tư ba cầu vượt tại nút giao đường Ngô Xuân Quảng với Quốc lộ 5, nút giao Quốc lộ 5 với đường Đông Dư – Dương Xá, nút giao đường Yên Viên – Đình Xuyên – Phù Đổng…

Trước đó, bất động sản Gia Lâm bắt đầu được quan tâm từ năm 2018 khi một đại dự án có quy mô lên tới 420 ha bắt đầu triển khai, khiến giá đất nhảy vọt. Việc góp mặt của các khu đô thị lớn trong vài năm qua cũng đã thúc đẩy hạ tầng khu vực này phát triển để đáp ứng.

Các chuyên gia dự báo, việc giá nhà đất huyện Gia Lâm tăng mạnh trước thông tin lên quận là kịch bản hoàn toàn có thể tiên lượng trước. Bên cạnh đó, khu vực này đang có nhiều dự án bất động sản đổ bộ, từ đó sẽ là động lực để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề cho sự phát triển bất động sản trong tương lai.

Mặc dù có triển vọng tích cực, nguồn cung bất động sản Gia Lâm hiện tại lại khá hạn chế do chính sách siết chặt pháp lý.

“Các dự án sở hữu vị trí đón đầu quy hoạch đô thị và đáp ứng tiêu chí pháp lý thời điểm này thực sự là của hiếm. Đơn cử thông tin hé lộ về một dự án do VLand Việt Nam phát triển và chuẩn bị ra mắt tại Gia Lâm đang thu hút sự quan tâm rất lớn từ các nhà đầu tư”, giám đốc một sàn môi giới chuyên về bất động sản vùng ven cho biết.

Nguồn: ST