Bất động sản

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh

HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với diện tích là trên 185km2 và quy mô dân số 400.000 người. 24 xã và thị trấn cũng sẽ được lên phường.

Chiều 4/7, với 93% số đại biểu tán thành, HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Thay mặt UBND thành phố trình bày tờ trình đề án, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết phương án thành lập quận Đông Anh dựa trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Đông Anh.

Sau khi thành lập, quận có diện tích là 185,68km2, quy mô dân số hơn 400.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có sẽ lên phường bao gồm: Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nộn, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Xanh, Xuân Nộn.

Các đại biểu HĐND Hà Nội bấm nút đồng thuận thông qua đề án thành lập quận Đông Anh (Ảnh: Thanh Hải).

Báo cáo thẩm tra nội dung trên, Ban Pháp chế HĐND thành phố thống nhất chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác tốt hơn tiềm năng.

Bên cạnh đó, Ban Pháp chế đề nghị UBND Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Đông Anh tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn thành lập đơn vị hành chính theo quy định.

Đối với tiêu chuẩn chưa đạt, địa phương cần xây dựng ngay giải pháp, cân đối nguồn lực để đạt tiêu chí; tổng hợp khó khăn, vướng mắc để đề xuất Ban Chỉ đạo của thành phố có giải pháp tháo gỡ, trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND huyện Đông Anh được yêu cầu trong quá trình xây dựng huyện thành quận, cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Cùng với đó, địa phương phối hợp sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án điều chỉnh quy hoạch của huyện gắn với các quy hoạch như: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống gắn với đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Theo bảng tiêu chí thành lập quận Đông Anh, địa phương đã đáp ứng 30/31 tiêu chí. Chỉ một tiêu chí chưa đạt là trường THPT đạt chuẩn quốc gia do còn 2/5 trường vẫn đang trong quá trình được phê duyệt.

Trong tương lai, Đông Anh được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía bắc của thủ đô.

Nguồn: ST

Vẫn đầu tư nhà đất vì 90% tài sản của tôi là bất động sản

‘Chết vì buôn đất’ chỉ đúng với những người ít tiền, phải đi vay lãi để đầu cơ mà thôi.

Tôi có quan điểm khác với tác giả bài viết “Mua đất nền chờ lên giá chẳng khác nào chơi xổ số”. Gia đình tôi thì phân bổ tài sản như sau: gần 90% tài sản nằm ở bất động sản, hơn 10% còn lại nằm ở các kênh khác như vàng, cổ phiếu… Trong phần bất động sản, 3/4 là nhà, đất nền, có giá trị sử dụng, cho thuê, có mục đích để ở, tại thời điểm hiện tại hoặc dành cho con cái mai sau; 1/4 còn lại là đất nông nghiệp, chờ phát triển hạ tầng, đền bù, lên thổ cư.

Tôi cho rằng, đầu tư bất động sản không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu dễ thế thì có lẽ ai cũng giàu rồi. Đầu tư mà không có tính toán, mua đại theo cảm tính hay nghe theo lời người khác mách thì mới đúng là chơi xổ số, đánh bạc.

Bất động sản vẫn luôn là một kênh đầu tư an toàn và ổn định. Nhà ở trung tâm có thể có biên độ lợi nhuận không bằng nhà vùng ven nhưng luôn có giá trị sử dụng và nhu cầu thật. Bạn cứ bán ra là có người mua ngay, không có chuyện không có thanh khoản.

Tất nhiên, tùy từng giai đoạn mà bạn nên nắm giữ các loại bất động sản khác nhau. Ví dụ, hiện nay bạn nên chọn giữ nhà trung tâm có dòng tiền cho thuê hàng tháng là tốt nhất, tiền thuê nhà đều đặn bất chấp khủng hoảng kinh tế. Bất động sản đó sẽ luôn có giá trị cho thuê hoặc cho con cháu sử dụng. Nhưng giai đoạn “sốt đất ảo” cách đây hai năm thì biên độ lợi nhuận “lướt sóng” của nhà vùng ven lại cao hơn hẳn. Sau giai đoạn này thì nhà vùng ven nào đông dân cư, có xây dựng đường sá, hạ tầng, sẽ tiếp tục tăng; còn nơi ít dân, hạ tầng kém thì chững lại.

Gia đình tôi thì tùy từng thời điểm mà lựa cân đối cả hai loại hình bất động sản trên. Ví dụ: 1/2 đến 2/3 là bất động sản có dòng tiền cho thuê; 1/3 đến 1/2 là chọn bất động sản có kỳ vọng xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng trong tương lai.

Khái niệm “chết vì buôn đất” chủ yếu chỉ đúng với những người ít tiền, phải đi vay lãi để đầu cơ mà thôi. Người làm ra tiền sẽ luôn tìm cách mua thêm bất động sản. Cho dù bất động sản hiện giờ không còn là kênh đầu tư quá hấp dẫn nữa, nhưng nhu cầu nhà ở hiện tại và thế hệ con cháu sau này vẫn sẽ rất lớn. Người đã có nhà đất trong tay vẫn có nhu cầu tìm kiếm một chỗ ở tốt hơn về vị trí, diện tích rộng hơn, thoải mái hơn… Thế nên khó có chuyện bất động sản hết “nóng”.

Hôm nay có thể không là đáy nhưng chắc chắn cũng chẳng là đỉnh nếu so với 20 năm nữa. Không có gì tăng mãi, giá bất động sản cũng sẽ có lúc lên, lúc xuống. Nhưng nhìn về dài hạn, nhà, đất vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn (với điều kiện bạn đừng mua vùng xa, nơi tăng giá ảo, pháp lý kém là được).

Đến giờ này, tôi vẫn thấy mình may mắn khi đã mua nhà, đất từ khi trước dịch Covid-19, chứ nếu như nhiều người đứng chờ giá giảm thì có lẽ dù có giảm mạnh như lúc này, tôi cũng chỉ mua được 1/3 số bất động sản so với lúc trước (vì giá vẫn tăng hơn ba lần so với cách đây vài năm).

Tóm lại, mua đất để đầu cơ thì tôi cho rằng không nên, nhất là lúc này, nhưng nếu bạn đang sẵn tiền mà không biết làm gì hoặc có nhu cầu sử dụng nhà đất thật sự thì tại sao phải e dè đầu tư vào bất động sản? Có thể giờ chưa phải giá đáy nhưng tôi tin vẫn là mức giá tốt hơn nhiều so với 20 năm nữa. Như bố mẹ tôi từ năm 1993 đến giờ, cứ vài năm, để dư được một số tiền nhất định là họ đem đi mua bất động sản. Có những lúc họ “đu đỉnh” hoặc thua ở vài thời điểm, nhưng đến giờ tính ra không miếng đất nào không lãi to.

Tôi không dám khuyên ai, chỉ hy vọng các bạn sẽ có sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.

Nguồn: ST

Tôi không biết mua gì khác ngoài nhà, đất

Cứ dư được chút tiền là tôi mua nhà, đất, không phải để đầu cơ, mà dù giá lên hay xuống thì con cái vẫn có cái nhà để ở.

Gần đây, có nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm về thị trường bất động sản khi cho rằng dòng tiền đổ vào nhà, đất không mang lại giá trị nào cả; đổ lỗi cho những người đầu tư vào nhà, đất thay vì sản xuất, kinh doanh làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Cá nhân tôi không thật sự đồng tình với quan điểm này.

Bản chất dòng tiền là thông minh. Nơi nào sinh lãi, trú ẩn tốt, nó sẽ chảy vào đó. Người ta đua đổ tiền vào bất động sản đơn giản vì nó là kênh đầu tư an toàn nhất lúc này. Thế nên, nếu muốn lái dòng tiền ra khỏi bất động sản, cách duy nhất là khiến thị trường này không còn hấp dẫn nữa, khi đó người ta sẽ tự rút chân ra và chuyển hướng đầu tư khác.

Đúng là người Việt hiện vẫn quan tâm (và mua) bất động sản nhiều, nhưng có nhiều mục đích khác nhau chứ không hoàn toàn là mua để đầu cơ. Họ có thể mua để dùng, làm tài sản tích lũy cho tương lai, hoặc đầu tư cho con cái sau này… Và tôi cho rằng đó đều là những mục đích chính đáng.

Ở đây, việc đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế là tư duy đúng đắn, nhưng quan trọng là có phải điều dễ dàng mà ai cũng làm được hay không? Chẳng có kênh đầu tư nào mà không cần kiến thức cả. Nhất là đầu tư sản xuất, kinh doanh mà không có kiến thức thì chẳng khác gì đánh bạc. Có người sắp về hưu đầu tư nhà yến 1,3 tỷ không như ý, kết quả là mất luôn cả tiền dưỡng già đó thôi.

Rõ ràng, nói gì thì nói, bất động sản vẫn là kênh trú ẩn an toàn nhất trong thời điểm hiện tại. Vì đơn giản như khi bạn đi vay ngân hàng, thứ tài sản có giá trị nhất, có thế chấp nhất, được ưa dùng nhất vẫn là bất động sản đó thôi. Thế nên, đừng nói rằng nhà, đất bỏ trống là không có giá trị sử dụng và là đồng tiền chết. Nếu mua nhà để đó, mà có thể mang thế chấp được thì ít ra nó vẫn dùng được đó thôi, chứ đâu phải hoàn toàn vô giá trị.

Chưa kể, sau một khoảng thời gian, nếu bạn đầu tư đúng, bất động sản còn có thể tạo ra giá trị mới, ví dụ lãi 10-20%. Vấn đề là khi mua nhà, đất, chúng ta mua vì mục đích gì? Mua đất vì thấy giá trị của chúng trong tương lai cao hơn, tôi nghĩ cũng chẳng phải điều gì sai. Đó là tâm lý rất cơ bản của con người.

Vùng nào tăng giá nhà, đất ảo do đầu cơ thì sớm muộn cũng sẽ giảm về giá trị thực mà thôi. Tôi tin không ai có tiền để “thổi giá” đầu cơ cả một vùng rộng lớn hay găm bất động sản trong hàng chục năm, qua các giai đoạn suy thoái được cả. Cuối cùng, ngay cả khi có “thổi giá”, chẳng phải đó vẫn là cơ hội cho các bạn bán giá cao hơn thực tế, rồi mang tiền đi kinh doanh đó sao?

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, dù bạn có muốn hay không thì giá nhà ở các thành phố lớn cũng tăng dần như một xu hướng tất yếu mà thôi. Tương lai không biết thế nào, nhưng nếu bạn chọn đứng ngoài những con sóng bất động sản suốt 20-30 năm qua, và những năm tới thì tôi e đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy hối tiếc. Nếu cứ giữ suy nghĩ rằng nhà đất ngày càng khó mua mà không tranh thủ, cố gắng lao động để sở hữu sớm, thì càng về sau càng khó mua hơn thôi.

Dù bạn không đồng tình việc đất tăng giá, thì nó vẫn cứ tăng qua từng năm. Bao nhiêu năm nay giá bán, giá cho thuê vẫn tăng đều mà tôi thấy người ta đâu có bỏ thành phố để về quê. Tôi sống đến nay gần 40 tuổi, qua mỗi năm lại thấy Hà Nội, TP HCM ngày càng chật chội. Thế nên nếu bạn không quyết liệt trong chuyện mua nhà, đất, cứ chờ đợi cho đến khi giá bất động sản hạ xuống thì có khi chính bạn mới bị đẩy ra khỏi cuộc chơi.

Nhà tôi cũng vậy, cứ dư được chút tiền là tôi mua nhà, đất. Tôi không mua để đầu cơ, “thổi giá” mà chỉ suy nghĩ đơn giản rằng dù giá có lên hay xuống thế nào thì ít nhất con cái tôi vẫn có cái nhà để ở, chúng sẽ không phải vật lộn kiếm tiền chỉ để mua nhà như cha mẹ chúng. Nếu may mắn hơn, tôi còn có thể cho thuê nhà để có thu nhập mềm an hưởng tuổi già hoặc nâng cao điều kiện kinh tế của gia đình. Thế nên, tôi không nghĩ có lý do gì để mình dừng bỏ tiền vào bất động sản.

Nguồn: ST Khách

Quận Tây Hồ – Nơi khởi nguồn chất sống tinh hoa

Giữa ồn ào và xô bồ của Thủ Đô, có một Quận Tây Hồ xinh đẹp và trong lành với không gian thoáng đãng, khí hậu mát mẻ, hạ tầng hiện đại. Tây Hồ từ lâu đã trở thành điểm hẹn của giới thượng lưu Hà Thành, hình thành nên một cộng đồng tinh hoa với chất sống hưởng thụ đầy tinh tế.

Quận Tây Hồ – Vùng đất thịnh vượng cho cộng đồng thượng lưu

Hà Nội là đô thị có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, là sự hòa trộn độc đáo kiến trúc mà ít đô thị nào trên thế giới có được. Với sức sáng tạo của những lớp người Hà Nội mới, thủ đô ngàn năm văn hiến đã có những sự phát triển vượt bậc về đô thị, cảnh quan hạ tầng. Nhưng, dù Hà Nội có phát triển thần tốc và xuất hiện nhiều hơn nữa những khu đô thị mới hiện đại văn minh, Tây Hồ vẫn là một trong những “tượng đài” về chốn sống mơ ước của giới nhà giàu Hà Thành.

Sức hút của Tây Hồ đầu tiên đến từ môi trường tự nhiên độc đáo. Sở hữu Hồ Tây – hồ nước lớn nhất Hà Nội với diện tích trên 500 ha và đường ven hồ dài tới 18 km, tựa như một chiếc gương khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố. Nhờ có “hệ thống điều hoà” được mẹ thiên nhiên ban tặng mà không khí của khu vực Quận Tây Hồ lúc nào cũng trong lành và mát mẻ cùng cảnh sắc nên thơ trữ tình gây thương nhớ mọi trái tim khi đặt chân đến.

Điểm cộng thứ hai đó chính là hệ thống giao thông hiện đại. Tuyến đường Võ Chí Công rộng 64m nằm trên vành đai 2 có hệ thống hạ tầng giao thông quy hoạch đồng bộ, là nút giao thương chính đến các tuyến đường huyết mạch thuộc các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Từ Liêm…Tuyến đường Hoàng Hoa Thám rộng 30m, tuyến đường vành đai 2 rộng 57,5-64m là trục chính đô thị. Đặc biệt Cầu Nhật Tân dài 3,900m, là một trong những cây cầu hiện đại nhất Hà Nội, không chỉ là bộ mặt giao thông của Hà Nội mà còn giúp quận Tây Hồ trở thành cửa ngõ phía tây bắc Thủ đô, kết nối trung tâm thành phố với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh phía Bắc.

Những năm vừa qua, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nhưng giá đất tại khu vực quanh mặt nước Hồ Tây vẫn giữ giá bán ở mức cao và luôn được nhiều người mua quan tâm.

Giá đất khu vực Hồ Tây trung bình khoảng 250 – 400 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Chưa kể, khu đất vàng Hồ Tây cũng có giá cho thuê cao ngất ngưởng từ 30 – 40 USD/m2, ngay cả khi thị trường bất động sản có biến động thì vẫn khá sôi động, hấp dẫn.

Đó cũng là những lợi thế hàng đầu để quận Tây Hồ trở thành “viên ngọc sáng” của Hà Nội và là “miền đất hứa” độc nhất cho giới thượng lưu, nơi quy tụ các khu đô thị văn minh và hình thành lên một lối sống đẳng cấp.

Tạo lập một chất sống tinh hoa riêng của Tây Hồ

Nhắc đến cộng đồng cư dân sống tại quận Tây Hồ, người Hà Nội đều hình dung đó là chốn định cư của những người thuộc giới thượng lưu, có quyền lực và vị thế, có gu sống thời thượng và cách hưởng thụ tinh tế.

Trải nghiệm thượng lưu bao giờ cũng bắt đầu từ những hoạt động tận hưởng các vẻ đẹp duy mỹ. Họ hướng đến các bữa tiệc sang trọng và lịch lãm như thưởng thức các buổi tiệc rượu vang tại gia, hoặc vãn cảnh hồ Tây với những buổi tiệc nhỏ ngoài sân vườn,…

Bên cạnh đó, yếu tố sức khoẻ và tái tạo năng lượng luôn được giới thượng lưu đặt lên hàng đầu. Kết hợp giữa việc rèn luyện thể chất với nhu cầu thưởng ngoạn phong cảnh để tìm về thiên nhiên, những cư dân sống tại đây thường đạp xe, thư thái dạo bộ quanh hồ để hít thở bầu không khí trong lành, thu trọn vào mắt cảnh non thơ nước biếc nơi Hồ Tây lộng gió.

Có thể thấy, đối với giới thượng lưu tại quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung, họ vẫn đặt lên hàng đầu những trải nghiệm riêng tư có thể đem đến sự thoải mái trong việc tận hưởng cuộc sống chất lượng cao một cách “kín tiếng”, đi cùng những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe và hoàn chỉnh.

Với giới thượng lưu, nhà không chỉ là nơi an cư, mà còn là không gian để tận hưởng cuộc sống và thể hiện vị thế. Đó là lí do họ thường lựa chọn rất kỹ nơi sinh sống. Sắp tới đây, với sự xuất hiện của một Khu phức hợp tầm cỡ tại Nam Thăng Long, liệu có đủ để giải tỏa cơn khát về một chốn sống đẳng cấp cho giới thượng lưu Hà Thành?

Nguồn: ST

Tây Hồ – Vùng đất đáng sống của Thủ đô

Được mệnh danh là nơi địa linh nhân kiệt, Hồ Tây từ lâu đã nổi danh là một trong những mảnh đất đáng sống bậc nhất Thủ đô.

Quay về xa xưa, một Hồ Tây nghìn năm lịch sử

Đã từ lâu, dân gian vẫn truyền tụng nhau câu nói: “Địa vô Tây hồ, Thăng Long bất thành đô”, nghĩa là đất không có Hồ Tây thì Thăng Long không thành kinh đô. Như vậy để thấy Hồ Tây từ xưa đã mang địa thế quan trọng nơi mảnh đất kinh kỳ.

Nhìn về quá khứ, với vị trị đắc địa hội tụ cùng vẻ đẹp thơ mộng xao xuyến lòng người, Hồ Tây đã lọt vào “mắt xanh” của các triều đại phong kiến trở thành tâm điểm nghỉ mát, vui chơi giải trí. Đây là nơi được các bậc đế vương, thi nhân, tài tử, giai nhân dập dìu đến để vui chơi, thưởng ngoạn, bơi thuyền, uống rượu, ngắm hoa, ngắm trăng, coi như một chốn du ngoạn với phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Ở Thăng Long còn nhiều hồ khác nhưng không có nơi nào đặc biệt như Hồ Tây, lại có nhiều di tích danh thắng ở xung quanh. Trong “Thăng Long tứ trấn” thì có 2 công trình đặc biệt đều nằm ở Hồ Tây, đó là đền Quán Thánh còn có tên là Trấn Vũ quán ở khu vực phía Bắc và đền Thủ Lệ, còn gọi là đền Voi Phục ở phía Tây Hồ Tây.

Từ thời Lý, Hồ Tây đã quy hoạch tổng thể với quy mô lớn và độc đáo bằng việc hình thành 13 làng nghề chuyên canh như: hoa cây cảnh ở Nghi Tàm, Ngọc Hà; quất ở Tứ Liên, Quảng Bá; đào ở Nhật Tân, Phú Thượng; cá cảnh ở Yên Phụ; trồng dâu, nuôi tằm ở Nghi Tàm; dệt lụa, the ở Bưởi; trồng thuốc Nam ở Đại Yên; đúc đồng ở Ngũ Xã….

Hồ Tây từ lâu đã khiến bao người phải si mê bởi vẻ đẹp cỏ cây, hoa lá; bởi sắc nước mây trời sóng sánh. Biết bao giai thoại, trầm tích “phủ bóng” lên nó khiến mảnh đất này trở thành vùng đất biểu tượng không thể không nhắc đến tại Hà Nội.

Đến hiện tại, vùng đất của sự phát triển vượt bậc

Đến nay, xuôi theo dòng chảy của dòng sông Hồng, mang theo cội nguồn lịch sử – văn hóa dân tộc Việt, quận Tây Hồ được đặt theo tên của Hồ Tây và dần trở thành nơi sở hữu những tiềm năng phát triển vượt bậc.

Không khó hiểu khi đất Tây Hồ được chính quyền Hà Nội quy hoạch trở thành một trong 2 khu hành chính mới đặt trụ sở cho 13 đại sứ quán, di dời 5 bộ ngành, 8 sở ngành bao gồm: Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây Dựng cùng hàng chục văn phòng của các tổ chức quốc tế và các trung tâm giải trítrụ sở văn phòng lớn của Lotte, Samsung, Daewoo…

Tiếp nối sự phát triển

Sở hữu vị trí huyết mạch của Thủ đô và những lợi thế cảnh quan tự nhiên, Hồ Tây đã sớm trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người thành đạt, là nơi các khu đô thị dành cho giới nhà giàu dần hình thành. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng tài sản nơi đây cũng là yếu tố hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải khu vực ven sông hồ nào cũng có quỹ đất rộng lớn để triển khai nhiều dự án, đó là chưa kể đến những ràng buộc về quy hoạch được đặt lên hàng đầu.

Bởi vậy, sống gần Hồ Tây vẫn là một trong những mong ước của nhiều người Hà thành, bởi những lợi thế cảnh quan và địa thế hiếm có của vùng đất đáng sống này.

Liên hệ để nhận thông tin Biệt thự, Liền kề Tây Hồ Tây

Nguồn: ST

Chung cư Hà Nội trung bình 50 triệu đồng/m2, dự báo tiếp tục tăng giá

Theo chuyên gia, trong năm 2023 vẫn hiện hữu các yếu tố thúc đẩy giá bất động sản ở Hà Nội tăng. Đặc biệt với loại hình chung cư khi nguồn cung eo hẹp, nhu cầu lớn, xu hướng giá tiếp tục neo ở mức cao.

Phía sau đà tăng giá liên tục của chung cư Hà Nội

Trong hai năm 2021 – 2022, thị trường bất động sản Hà Nội chịu tác động từ những diễn biến chung của kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, kinh tế chưa ổn định trong và sau dịch, cùng những rủi ro áp lực từ vốn, sai phạm trên thị trường bất động sản… Tuy vậy, thị trường nhà ở tại Hà Nội liên tục ghi nhận việc tăng trưởng về giá.

Báo cáo từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, trong năm 2021 không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được phê duyệt tại Hà Nội. Sản phẩm căn hộ chung cư mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước.

Tổng lượng sản phẩm căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt 16.841 sản phẩm, lượng giao dịch đạt hơn 7.400 căn hộ. Trong đó, phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp. Giá bán về cơ bản ổn định, tăng nhẹ 5% so với năm 2020 do thị trường vẫn đang chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh.

Bước sang năm 2022, VARS ghi nhận có khoảng 15.916 sản phẩm nhà ở chung cư được mở bán, tỷ lệ hấp thụ đạt 47,4%, tương đương gần 7.543 giao dịch. Con số cho thấy, nguồn cung nhà ở chung cư ngày càng sụt giảm.

Đáng chú ý, trong tình hình quỹ đất khu vực trung tâm thành phố ngày càng khan hiếm, 70% nguồn cung căn hộ mới ở Hà Nội trong năm qua tới từ các dự án đại đô thị ở khu vực phía Đông và phía Tây. Giá bán sơ cấp trung bình đạt 50 triệu đồng/m2, tăng 10 – 15% so với năm 2021.

Hội Môi giới cho rằng, giá ngày càng tăng đối với phân khúc nhà ở trung, cao cấp bắt nguồn từ nhu cầu thực của người dân. Xu hướng này được dự báo sẽ còn tiếp diễn đối với các dự án có vị trí đẹp và cao cấp.

Khảo sát của đơn vị này cho thấy, 92% người được hỏi đã trả lời vẫn có ý định mua bất động sản, trong đó đa số đưa ra dự kiến thời gian mua là trong vòng 6 tháng tới. Như vậy, áp lực nguồn cung sụt giảm trong 2 năm qua và thời gian tới sẽ còn tác động trực tiếp lên giá nhà ở Hà Nội trong trung và ngắn hạn.

Giá tăng, hướng đến khách có nhu cầu ở thực

Số liệu từ Batdongsan.com.vn ghi nhận, tính đến tháng 2/2023, thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận tốc độ tăng trưởng giá bán khá tốt. Trong đó, mặt bằng trung bình giá căn hộ bình dân tăng 16%, căn hộ trung cấp tăng 17%, căn hộ cao cấp tăng 9%.

Bên cạnh đó, đơn vị này cho rằng, càng nắm giữ nhiều bất động sản, xu hướng muốn mua thêm nhà, đất của người tiêu dùng càng tăng. Tỷ lệ người dự định mua bất động sản trong năm 2023 là 46% với đối tượng chưa có bất động sản nào, con số này với nhóm những người sở hữu 2 bất động sản là 79% và lên đến 87% ở nhóm những người đã có trên 3 sản phẩm. Tín hiệu này phần nào thể hiện xu hướng khách hàng đã tìm kiếm, nghe ngóng nhiều hơn về các cơ hội mua căn hộ chung cư.

Thời gian qua, thị trường bất động sản cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Trong quý I/2023, lãi suất huy động có xu hướng giảm và có thể lãi suất cho vay cũng sẽ giảm nhẹ một lần nữa. Thông tin về gói vay tín dụng 120.000 tỷ đồng sắp “rót” vào thị trường, hành lang pháp lý cho bất động sản được đẩy mạnh gỡ vướng… tạo tâm lý nhà đầu tư tốt hơn, thị trường bắt đầu có giao dịch.

Ông Trần Minh, chuyên gia tư vấn đầu tư bất động sản cá nhân nhận định, mặc dù bất động sản nhà ở có đà tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận sẽ không tăng đột biến như những năm trước. Thay vào đó, tốc độ tăng ở trong khoảng 10 – 20%/năm, tùy thuộc vào từng phân khúc. Trong đó, phân khúc nào càng thiếu nguồn cung trầm trọng thì giá càng có xu hướng đi lên.

“Cũng chính vì tỷ suất lợi nhuận sẽ không tăng đột biến như những năm trước, nên nhu cầu khách hàng đầu tư lướt sóng, cho thuê sẽ không còn nhiều, thay vào đó là tệp khách hàng có nhu cầu sở hữu thực. Đó là những người có nhu cầu mua nhà ở lần đầu, nhu cầu thay đổi trải nghiệm sống và nhu cầu mong muốn sở hữu từ 2 bất động sản trở lên”, ông Minh cho hay. Theo đó, cơ hội tăng giá cũng chia đều cho các dự án nhà ở thực sự quan tâm đến yếu tố nhu cầu thực, có chất lượng tốt.

Dự báo xu hướng giá nhà tại Hà Nội trong năm 2023, ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận Phát triển Nhà ở CBRE cho hay: “Hết quý I giá nhà ở tại các khu vực của Hà Nội vẫn giữ mức bình ổn, chưa thể tăng giá cao nhưng cũng sẽ khó giảm như kỳ vọng. Trong đó, mức giá nhà ở tại thị trường sơ cấp cơ bản ổn định, có thể biến động nhẹ vào giai đoạn cuối năm. Trên thị trường thứ cấp, giá nhà cũng sẽ có những thay đổi do liên quan đến các chính sách tài chính”.

Nguồn: ST

Hà Nội thanh tra môi trường 392 khu đô thị, chung cư

Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn đối với 392 đơn vị, tổ chức trong đó có hàng loạt dự án khu đô thị, khu chung cư lớn.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2023.

Theo kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dự kiến thành lập 17 đoàn thanh, kiểm tra 392 đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố.

Danh sách kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường có hàng loạt dự án khu đô thị, khu chung cư lớn như: Khu đô thị Parkcity Hanoi và trạm xử lý nước thải Parkcity (quận Hà Đông) của Công ty CP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam; Khu đô thị mới Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng) của Công ty TNHH Xuân Phương.

Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh của Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng tại phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm); Dự án liền kề Hibrand Văn Phú thuộc Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) của Công ty TNHH Hibrand Việt Nam.

Chung cư The Emerald Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Mỹ Đình; Dự án chung cư Tecco Garden (huyện Thanh Trì) của Tecco Group chi nhánh Hà Nội; Nhà ở xã hội IEC Residences Tứ Hiệp – Thanh Trì của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cơ điện IEC.

Danh sách còn có thêm các dự án như: Tổ hợp khu thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ Imperial Plaza tại 360 Giải Phóng (quận Thanh Xuân) của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long; dự án Mipec Rubik 360 (Mipec Xuân Thuỷ) tại Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) của Công ty CP Thương mại và dịch vụ Xuân Thủy (Công ty con thuộc Công ty CP Hoá dầu Quân đội – Mipec).

Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại THT New City của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long thuộc khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch (huyện Hoài Đức); Dự án Mipec Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Hóa dầu Quân đội Mipec.

Dự án Roman Plaza đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP đầu tư Hải Phát; Chung cư Xuân Mai Complex tại khu đô thị mới Dương Nội của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai.

Chung cư Ires Garden tại 30 Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhuệ Giang; Chung cư BID Residence đường Tố Hữu (quận Hà Đông) của Công ty CP BID Group; Chung cư Seasons Avenue tại khu đô thị Mỗ Lao (quận Hà Đông) của Capital Hoàng Thành.

Chung cư Intracom Riverside (huyện Đông Anh) của Công ty Phát triển Hạ tầng và Xây dựng Công trình Giao thông Intracom; Tổ hợp chung cư Sky Park Residence của Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa tại số 3 Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy)…

Mục tiêu của kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Qua kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện sẽ xử lý kịp thời các vị phạm; kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cùng với đó nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, hậu kiểm việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

CHUYỂN HỒ SƠ TRƯỜNG HỢP CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐỂ ĐIỀU TRA


Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm chuyển hồ sơ trường hợp có dấu hiệu tội phạm về môi trường cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

Nguồn: ST

Loạt dự án khu đô thị nghìn tỷ ven đô tìm chủ đầu tư

Nhiều dự án phát triển nhà ở, khu đô thị có quy mô lớn, dự kiến mức đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng ở các tỉnh ven Hà Nội đang tìm nhà đầu tư.

Tại Hải Phòng, 3 dự án phát triển khu đô thị (KĐT) mới và chỉnh trang đô thị với tổng mức đầu tư lên đến hơn 26.000 tỷ đồng vừa được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng gia hạn thời gian đăng ký thực hiện.

Đó là dự án đầu tư xây dựng KĐT mới khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thuỵ. Dự án xây dựng KĐT Hoàng Xá ở thị trấn An Lão (huyện An Lão). Dự án KĐT mới và chỉnh trang đô thị tại phường Đồng Hoà (quận Kiến An).

Tất cả các dự án được gia hạn thời gian đăng ký thực hiện đối với các nhà đầu tư đến ngày 5/5.

Trước đó, tháng 2/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hải Phòng có thông báo mời nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện các dự án nêu trên.

Tuy nhiên, đến hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký, mỗi dự án chỉ có một nhà đầu tư hoặc một liên danh nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án.

Cụ thể, dự án xây dựng KĐT mới Hoàng Xá tại thị trấn An Lão (huyện An Lão) có diện tích sử dụng đất dự kiến 34,86ha. Tổng mức đầu tư dự kiến hơn 3.438 tỷ đồng. Hết hạn đăng ký 9h sáng 25/3, chỉ có một nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là Liên danh An Phúc – BĐS Mỹ và đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm.

Dự án KĐT mới và chỉnh trang đô thị tại phường Đồng Hoà (quận Kiến An) có diện tích đất dự kiến sử dụng là hơn 8,23ha. Tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 1.177 tỷ đồng. Hết hạn đăng ký cũng chỉ có một nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là liên danh Công ty TNHH PG Invest và Công ty CP TTD Holdings đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm.

Dự án đầu tư xây dựng KĐT mới tại khu vực quận Dương Kinh và huyện Kiến Thụy có tổng diện tích đất dự kiến sử dụng là khoảng 240,6ha. Tổng chi phí thực hiện hơn 21.609 tỷ đồng. Hết thời hạn đăng ký dự thầu ngày 19/3, chỉ có một nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ là Công ty Cổ phần Vinhomes.

Tại Thái Bình, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình vừa công bố thông tin danh mục và mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án phát triển nhà ở khu đô thị mới tại xã Tân Bình và phường Tiền Phong, TP Thái Bình.

Dự án có tổng diện tích đất là 125,4ha. Quy mô đầu tư gồm 1.543 căn, trong đó 245 căn nhà ở biệt thự, 1.298 căn nhà ở liền kế.

Ngoài ra, dự án còn có công trình chung cư nhà ở xã hội trên diện tích 5,18ha, chiều cao 5 tầng; nhà ở tại công trình hỗn hợp với tổng diện tích đất 21,94ha, chiều cao 5 tầng, trong đó tầng 3-5 là căn hộ để ở.

Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án là hơn 7.960 tỷ đồng. Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là 15h ngày 5/5.

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình cũng đang tìm nhà đầu tư là dự án phát triển nhà ở thương mại Khu dân cư Đông Hợp, tại xã Đông Hợp, huyện Đông Hưng.

Dự án có tổng diện tích 11ha, quy mô dân số khoảng 1.936 người. Tổng số căn nhà ở thấp tầng là 316 căn. Dự kiến tổng mức đầu tư 228,4 tỉ đồng. Thời gian xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và nhà ở là 30 tháng.

Thời điểm hết hạn nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 19/5.

Hay tại Hưng Yên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên cũng đang mời gọi nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án khu đô thị Minh Hải – Phan Đình Phùng tại xã Minh Hải, huyện Văn Lâm và phường Phan Đình Phùng, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với mức đầu tư hơn 3.228 tỷ đồng.

Dự án có diện tích sử dụng đất 33,16 ha, quy mô dân số 7.330 người. Sản phẩm cung cấp bao gồm 527 căn nhà ở thương mại liền kề, 117 căn nhà ở thương mại biệt thự, nhà ở xã hội, công trình thương mại dịch vụ…

Hạn cuối nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là 10h ngày 5/6.

Nhiều dự án bất động sản tái khởi động, người mua nhà thêm hy vọng

4 tháng đầu năm nay, nhiều dự án bất động sản được khởi động, bao gồm cả dự án nhà ở và các dự án chức năng. Các chuyên gia hy vọng, khi những dự án này đủ điều kiện mở bán sẽ giúp thị trường hạ nhiệt tình trạng khan hiếm nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, một trong những dự án khởi động lại là Dự án Làng Giáo dục Quốc tế của Công ty Cổ phần đầu tư Thiên Hương, nằm trên địa bàn phường Xuân Phương, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Dự án này dự kiến khởi công từ những năm 2010. Thế nhưng, suốt 12 năm nay, rơi vào tình trạng chậm tiến độ, bỏ hoang. Mới đây, khi thị trường khan hiếm nguồn cung, dự án này có dấu hiệu khởi động lại. Cửa dự án mở, bên trong tập kết nhiều máy móc xây dựng, đào bới, san lấp.

Thông tin về dự án này hiện nay chưa nhiều, nhưng theo quy hoạch năm 2010, tổng diện tích trong quy hoạch chi tiết Làng Giáo dục Quốc tế được công bố vào khoảng 31,6ha và được giới thiệu là có thể đáp ứng quy mô 3.000 học sinh.

Trong đó, đất xây dựng trường học là 64.620m2; đất xây dựng công trình công cộng dịch vụ có diện tích 15.270m2. Ngoài ra, còn 138.600m2 để xây dựng nhà ở cho thuê phục vụ giáo viên và gia đình học sinh.

Cũng trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, dự án Nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì tại phường Phú Đô, đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng, thu hồi đất. Hiện nay theo ghi nhận của PV, tại công trường đang tập nập các hoạt động xây dựng.

Dự án này có tổng diện tích đất 57.490m2 gồm: Đất xây dựng nhà ở 9.519m2 (trong đó: 7.924m2 đất xây dựng 65 căn nhà thấp tầng và 1.595m2 đất xây dựng 01 nhà chung cư 12 tầng + 2 tầng hầm); Đất xây dựng bãi xe, sân tennis là 2.258 m2; Đất nằm trong hành lang bảo vệ tuyến điện cao thế, sân đường, vỉa hè, vườn hoa cây xanh, đường nội bộ và hạ tầng kỹ thuật chung là 34.036m2…

Bán nhà 7 tầng, 1 tum 132m2 giá 32,2 tỷ ngõ Thịnh Hào 1

Chính chủ gửi bán nhà ngõ Thịnh Hào 1.
Diện tích: 132m².
Hướng Đông Bắc.
Mặt tiền 9m.
Đang cho thuê dòng tiền ổn định.
Do nhu cầu chuyển đổi nên cần bán.
Giá: 32,2 tỷ có thương lượng.
Thiện chí alo trực tiếp xem nhà: 0989862186