Khu công nghiệp có khoảng cách ngắn nhất đến sân bay 110.000 tỷ đồng đang xây dựng, lớn số 1 Việt Nam
Cảng hàng không quốc tế Long Thành 5 tỷ USD (khoảng 110.000 tỷ đồng) đang được xây dựng tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Khu công nghiệp gần sân bay Long Thành nhất cách khoảng 10km.
Cụ thể, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành là dự án trọng điểm quốc gia với quy mô vốn khoảng 5 tỷ USD (khoảng 110.000 tỷ đồng). Với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước, khi hoàn thành xây dựng, dự kiến sau năm 2030, sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Sân bay Long Thành nằm ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc quy hoạch của huyện Long Thành – tỉnh Đồng Nai để trở thành khu đô thị tầm cỡ, với trung tâm là khu vực cảng hàng không, sân bay.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai, Sân bay Long Thành được xây dựng tại Đồng Nai là một trong những địa phương có nền sản xuất công nghiệp phát triển nhất của Việt Nam với rất nhiều khu công nghiệp.
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai, với vị thế là sân bay lớn nhất cả nước khi hoàn thành xây dựng, dự kiến từ sau năm 2030, sân bay Long Thành sẽ trở thành sân bay trung chuyển khu vực Đông Nam Á và châu Á.
Mục tiêu này được đặt ra bởi sân bay Long Thành có lợi thế rất lớn về vị trí địa lý. Từ sân bay Long Thành, sẽ chỉ mất khoảng 3 giờ bay là có thể bay đến tất cả các nước Đông Nam Á, châu Á, kết nối Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Chính vì vậy, trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ là “cửa ngõ” thu hút đầu tư, du lịch, nâng tầm Việt Nam trong khu vực và thế giới về mặt kinh tế.
Hiện nay, Đồng Nai là tỉnh có số khu công nghiệp đang hoạt động nhiều nhất cả nước, 31 khu công nghiệp. Trong đó, trên địa bàn huyện Long Thành có 8 khu công nghiệp được Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 6.000ha, 5 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích gần 2.000ha gồm: An Phước, Gò Dầu, Long Đức, Long Thành, Lộc An – Bình Sơn.
3 khu công nghiệp đang triển khai thực hiện là: Phước Bình, khu công nghệ cao Amata Long Thành và Bàu Cạn – Tân Hiệp.
Ngoài ra, tại huyện còn có 4 cụm công nghiệp với diện tích gần 270ha. Các cụm này đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, có đơn vị đăng ký làm hạ tầng, đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục giải phóng mặt bằng, triển khai xây dựng hạ tầng là: Ô tô Đô Thành, Phước Bình, Tam An và Long Phước 1.
Trong số các khu công nghiệp đang hoạt động tại huyện Long Thành, khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn là khu công nghiệp có nhiều lợi thế về hạ tầng và vị trí tại huyện Long Thành.
Cụ thể, khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn có tổng diện tích 497,77 ha, nằm tại trung tâm của thành phố lớn của khu vực phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, điểm kết nối quan trọng cho việc phát triển xã hội, kinh tế và giao thông vận tải cũng như mở rộng trung tâm công nghiệp và thương mại. Hơn nữa, khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn là khu công nghiệp gần sân bay Long Thành nhất, cách khoảng 10km.
Theo Cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư công nghiệp Việt Nam, không chỉ nằm gần Sân bay quốc tế Long Thành, khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn còn gần quốc lộ 51, cao tốc TP. HCM – Long Thành – Dầu Giây, gần các cảng sông, cảng biển lớn của phía Nam.
Khi cao tốc Long Thành – Dầu Giây được hoàn thiện từ những năm 2017 đến nay, tuyến đường này đã giúp cho việc vận chuyển hàng hóa từ khu công nghiệp Lộc An – Bình Sơn thuận lợi hơn. Cụ thể, thời gian di chuyển đi các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, hay vận chuyển hàng hóa tiết kiệm tới 1/3 thời gian so với trước đây.
Về phát triển khu công nghiệp của toàn tỉnh Đồng Nai, theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 – 2025 của Đồng Nai, 3 khu công nghiệp được tỉnh quy hoạch mở rộng là khu công nghiệp Long Khánh (Thống Nhất), khu công nghiệp Dầu Giây và khu công nghiệp Tân Phú (Tân Phú) với diện tích mở rộng là 745 ha.
Tổng diện tích các khu công nghiệp đầu tư mới là hơn 4.300 ha gồm khu công nghiệp Hàng Gòn (TP Long Khánh), khu công nghiệp đô thị dịch vụ Xuân Quế (Cẩm Mỹ), khu công nghiệp dịch vụ cảng Phước An (Nhơn Trạch); Bàu Xéo 2 (Trảng Bom).
Nguồn: ST