Bài viết

Bán nhà 7 tầng, 1 tum 132m2 giá 32,2 tỷ ngõ Thịnh Hào 1

Chính chủ gửi bán nhà ngõ Thịnh Hào 1.
Diện tích: 132m².
Hướng Đông Bắc.
Mặt tiền 9m.
Đang cho thuê dòng tiền ổn định.
Do nhu cầu chuyển đổi nên cần bán.
Giá: 32,2 tỷ có thương lượng.
Thiện chí alo trực tiếp xem nhà: 0989862186

Bất động sản thấp tầng hấp dẫn nhà đầu tư

Bất động sản phân khúc thấp tầng giữ được nhiệt, là loại hình sản phẩm đang hấp dẫn dòng vốn đầu tư lớn.

Điểm sáng giữa bức tranh bất động sản

Đầu tháng 10, thị trường chứng khoán chứng kiến cú sập sàn kinh điển: hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, trong đó có hơn 100 mã cổ phiếu giảm kịch sàn. Vn-Index thủng mốc 1.100 điểm, đưa thị trường quay trở lại vị trí của hơn 10 năm trước. Nhà đầu tư dần rời chứng trường để đổ vào các kênh tài sản khác.

Theo Dragon Capital, chứng khoán là kênh có lợi suất cao nhất trong các kênh đầu tư, theo sau là bất động sản (BĐS). Bởi vậy, khi thị trường chứng khoán khủng hoảng, đích đến của dòng tiền thường là bất động sản, bởi đây là kênh có tính bảo toàn vốn cao, luôn có thanh khoản và hiện vẫn duy trì được mức lợi suất hấp dẫn. Điều này càng được củng cố khi vàng vẫn trượt dài trong đà giảm giá từ tháng 8 tới nay, thị trường trái phiếu doanh nghiệp vẫn “đứng hình” dù Nghị định 65 (thay thế nghị định 153) đã được ban hành, còn kênh gửi tiết kiệm không thể mang lại biên lợi nhuận lớn do việc tăng lãi suất chỉ diễn ra ở phạm vi hẹp.

Tuy nhiên, dòng tiền không đổ tràn vào mọi phân khúc của thị trường bất động sản. Hiện nay, các cơn sốt đất nền đã ngưng, phân khúc căn hộ chung cư vẫn không cải thiện được nguồn cung, BĐS nghỉ dưỡng vẫn chìm trong khó khăn pháp lý, căn hộ dịch vụ từ lâu không đạt được lợi suất cho thuê tốt. Thị trường chỉ còn phân khúc thấp tầng là điểm sáng với lực mua mạnh mẽ, thanh khoản dồi dào và giá bán tăng trưởng qua thời gian. Vì vậy, phân khúc này đang trở thành phễu hút vốn, không chỉ với riêng giới đầu tư BĐS mà còn với toàn thị trường.

Giới đầu tư đang dành sự quan tâm với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới 

Theo các chuyên gia, những dự án thấp tầng đang là trụ cột của thị trường BĐS hiện nay, cả về nguồn cung lẫn giao dịch. Đặc biệt là tại miền Nam, những dự án thấp tầng là “ngôi sao” khi giá bán vẫn luôn ổn định, thậm chí còn tăng trưởng qua các quý, với mức tăng 1% – 11%, theo batdongsan.com.vn.

Đà tăng trưởng giá của BĐS thấp tầng được hỗ trợ rất lớn bởi nhu cầu nắm giữ tài sản của giới đầu tư, khi dòng tiền ồ ạt rút ra khỏi các kênh như chứng khoán, vàng, trái phiếu…

Đặc biệt, sự lên giá của đồng USD, do Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) liên tục tăng lãi suất, đã khiến VND mất giá với biên độ kỳ vọng 4% – 5% trong năm nay, đã càng thôi thúc giới đầu tư tìm nơi “trú ẩn” cho dòng vốn để bảo toàn giá trị.

Với đặc trưng giá trị lớn, phù hợp với đầu tư trung – dài hạn, BĐS thấp tầng được ưa thích vì khả năng chống chịu tốt với khủng hoảng và tăng giá mạnh mẽ. Chuyện nhà thấp tầng tăng giá tính bằng lần trong chu kỳ 3 – 5 năm không phải là hiếm trên thị trường.

Ngoài ra, tiến trình sửa đổi Luật Đất đai với việc bỏ khung giá đất, ban hành bảng giá đất hàng năm theo nguyên tắc thị trường đã mang tới kỳ vọng lớn về việc tăng trưởng của giá BĐS sau năm 2023. Bởi vậy, việc “vào tiền” đối với BĐS thấp tầng lúc này được xem là động thái “cưỡi sóng” từ chân, sẽ mang lại lợi suất rất lớn.

Ghi nhận cho thấy, giới đầu tư đang dành sự quan tâm đối với BĐS thấp tầng ở các thị trường mới, thay vì các địa bàn truyền thống. Nguyên do là ở các thị trường mới, mặt bằng giá còn đang ở vùng hấp dẫn, chưa bị “sóng” đánh lên. Bên cạnh đó, các thị trường mới cũng sở hữu nhiều tiềm năng lớn về tăng trưởng kinh tế, phát triển hạ tầng, thu hút dân cư, lao động – là những yếu tố cơ bản thúc đẩy sự gia tăng giá trị bất động sản.

Một trong những thị trường mới thu hút sự chú ý hiện nay là vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Theo nhận định, miền Tây chỉ có Phú Quốc và Hà Tiên là có điều kiện để phát triển mạnh về du lịch biển. Ngoài du lịch biển Hà Tiên còn có kinh tế cửa khẩu, một yếu tố quan trọng giúp thành phố này trở thành trọng điểm du lịch, kinh tế trong tương lai. Sở hữu BĐS thấp tầng tại đây không chỉ phục vụ cho mục đích an cư, mà còn có thể phát triển đa dạng hình thức kinh doanh như: cho thuê, khai thác lợi thế nghỉ dưỡng, buôn bán cửa khẩu… Cùng với sự đi lên của nền kinh tế, giá trị căn nhà cũng gia tăng, hoàn toàn có thể đạt được đến mức trung bình giá của những thị trường lớn.

Trong bối cảnh giới đầu tư “ly tâm” khỏi các thành phố lớn để đổ dồn về tỉnh, thị trường thứ cấp tại đây được dự báo sẽ trở nên sôi động, mang đến lợi ích ngay trong ngắn hạn cho các nhà đầu tư và đưa nơi đây trở thành vùng động lực mới của thị trường trong giai đoạn tới.

Nguồn: Sưu tầm

TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý I/2021, Bộ Xây dựng cho biết, trên cả nước có 95 dự án thương mại với 38.210 căn hộ được cấp phép, 1.380 dự án với 306.053 căn hộ đang triển khai xây dựng, 41 dự án với 5.280 căn hộ hoàn thành.

2. Cả nước có 15 dự án mới với 5.180 căn hộ du lịch, 534 biệt thự du lịch, 46 văn phòng kết hợp lưu trú được cấp phép, tập trung chủ yếu tại Hưng Yên, Lâm Đồng, Khánh Hòa.

3. Tại Hà Nội: Khu vực có nhiều dự án mới chào bán ở phân khúc giá từ 30-40 triệu đồng/m2 tập trung chủ yếu ở một số quận như Hà Đông, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Gia Lâm…

4. Giá căn hộ chung cư bình quân tăng 5-10% so với quý 4/2020, tại các địa phương có xu hướng tăng đều theo tháng do khan hiếm nguồn cung, dự án mới.

5. Theo số liệu của Sở Xây dựng Bình Dương, trong năm 2020 xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai cho 15 dự án, với tổng số 9.403 căn.

6. Theo thống kê của 1 Doang nghiệp BĐS: 100 người tham gia thị trường khi sốt đất diễn ra thì có đến 80 người chạy theo đám đông, đa phần là tay ngang, nhà đầu tư F0 mua tài sản lần đầu sập bẫy sốt đất (tương đương 80%). Chỉ có 20 người đứng đằng sau các cơn sốt đất hưởng lợi từ sự tăng giá BĐS phi mã, chiếm tỷ trọng 20%.

7. Theo báo cáo quý 1/2021 của Bộ Xây dựng, tín dụng BĐS các năm gần đây vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm dần
– năm 2019 tăng khoảng gần 30%
– năm 2020 tăng trên 11%
– quý 1/2021 tăng khoảng 3%).

8. Tp.HCM đã kết luận đối với 110 dự án, trong đó có 35 dự án đã cơ bản thực hiện xong các nội dung kết luận, các khó khăn đã được tháo gỡ và đang triển khai các thủ tục đầu tư tiếp theo với tổng mức đầu tư của các dự án hơn 320.000 tỉ đồng.

9. Đến cuối tháng 2/2021, tín dụng ngành nông, lâm, thủy sản đạt 776.918 tỷ đồng, tăng 0,16%; ngành công nghiệp và xây dựng đạt 2.615.593 tỷ đồng, tăng 1,13%; ngành thương mại, dịch vụ đạt 5.860.560 tỷ đồng, tăng 0,52% so với cuối năm 2020.

Những văn bản về Hồ sơ pháp lý dự án Bất động sản

Tình hình hiện nay các dự án bất động sản được triển khai rất nhiều, nhưng không phải khách hàng nào cũng nắm rõ về hồ sơ pháp lý của một dự án Bất động sản. Những nội dung văn bản về Hồ sơ pháp lý dự án Bất động sản bao gồm như sau:

  • QĐ phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, Thỏa thuận quy hoạch kiến trúc (nếu có)
  • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án
  • QĐ phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường
  • Quyết định giao đất
  • Các văn bản ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan có thẩm quyền
  • Văn bản thỏa thuận cấp điện, nước
  • Đấu nối hệ thống thoát nước thải khu vực
  • Văn bản chấp thuận chiều cao tĩnh không (đối với những dự án cáo tầng)
  • Chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy chữa cháy của Cục PCCC Bộ Công An
  • Văn bản thẩm định hồ sơ thiết kế sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng
  • Giấy phép xây dựng
  • Công văn của Sở xây dựng đủ điều kiện bán hàng
  • Giấy phép xả thải
  • Đấu nối giao thông
  • Nghiệm thu PCCC của Cục PCCC Bộ công an
  • Nghiệm thu đưa vào sử dụng của Bộ xây dựng

Bước sang năm 2020, người mua bất động sản cần ghi nhớ và cẩn trọng những bài học từ năm cũ. Theo đó, xu hướng đầu tư bất động sản theo pháp lý là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Đây cũng tạo sự khó khăn cho nhà đầu tư nhưng chính là đang bảo vệ lợi ích tuyệt đối cho người mua trong việc lựa chọn sản phẩm.

Khi hệ thống giấy tờ pháp lý được siết chặt, công khai và đầy đủ thì các dự án được tung ra thị trường phải có đủ chất lượng và đảm bảo sự uy tín với người mua. Do vậy, khi đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, người mua cần nắm rõ 7 bước tránh sập bẫy dự án ảo dưới đây:

  • Tìm hiểu kỹ càng về hồ sơ pháp lý của dự án muốn mua, có thể tham khảo từ các cơ quan có thẩm quyền để xác minh hoặc từ luật sư và các chuyên gia môi giới.
  • Khách hàng có thể phát hiện những vấn đề bất thường về pháp lý bằng cách so sánh hình ảnh thực tế của dự án với thông tin trên hồ sơ mà chủ đầu tư cung cấp. Đối với dự án nhà chung cư, khách hàng nên lưu ý kiểm tra xem dự án đó đã đủ điều kiện để chủ đầu tư ký kết hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai hay chưa.
  • Nhằm hạn chế tình trạng huy động vốn trái phép, bán “lúa non”, bán dự án ma và lừa đảo trong lĩnh vực bất động sản bùng nổ thời gian qua, tại HN đã cho phép người dân kiểm tra pháp lý dự án ngay trên ứng dụng trực tuyến. Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép tra cứu quy hoạch, phản ánh góp ý, trưng cầu đánh giá, tra cứu hồ sơ, thủ tục hành chính, tra cứu chứng chỉ hành nghề, giấy phép xây dựng, hướng dẫn sử dụng… Điều này
  • Nhằm né những dự án tiềm ẩn rủi ro, tránh nỗi lo nợ xấu, các ngân hàng sẽ rà soát tính pháp lý của dự án ngay khi nhận được đề xuất vay vốn của khách hàng. Vì vậy, một trong những cách đơn giản nhất để kiểm tra tính pháp lý dự án bất động sản đó là người mua nên chủ động đi vay tiền ngân hàng mua nhà. Nghiệp vụ của ngân hàng về pháp lý rất chặt chẽ nên sẽ bảo vệ được quyền lợi cho người mua. Trường hợp bị từ chối vay tiền, thì lý do cơ bản là pháp lý dự án chưa ổn. Như vậy, ngân hàng không chỉ đóng vai trò là nhà cung cấp tín dụng mà còn là trợ thủ đắc lực bảo đảm phần nào tính pháp lý giúp cho nhà đầu tư, người mua bảo vệ được quyền lợi của chính mình.
  • Kiểm tra giấy thông hành của dự án BĐS: 2 loại giấy thông hành mà khách hàng cần kiểm tra trước khi xuống tiền vào các dự án, đó là:

+ Văn bản thông báo dự án đủ điều kiện bán (do Sở Xây dựng cấp) và chứng thư bảo lãnh của ngân hàng.

+ Văn bản thông báo đủ điều kiện bán có ý nghĩa xác nhận dự án đó đã hoàn tất phần móng cũng như các vấn đề về pháp lý liên quan.

Đây là thời điểm hợp pháp (được quy định trong luật) mà chủ đầu tư dự án được phép huy động vốn từ khách hàng. Còn chứng thư bảo lãnh là một trong những điều kiện quan trọng được quy định trong thông tư của Ngân hàng Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng mua chung cư, tài sản hình thành trong tương lai. Theo đó, chủ đầu tư dự án bất động sản trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai phải được ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nghĩa vụ tài chính. Ngân hàng sẽ có trách nhiệm hoàn lại số tiền ứng trước và các khoản tiền khác cho khách hàng theo hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo lãnh đã ký kết nếu có 2 điều kiện: Chủ đầu tư không thực hiện bàn giao nhà ở theo tiến độ đã cam kết.  Bên thuê, mua có yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh. Trong trường hợp chủ đầu tư không thực hiện đúng cam kết, khách hàng hoàn toàn có quyền yêu cầu Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình.

Bước 1: Chọn Đơn vị phát triển dự án uy tín là một lựa chọn khôn ngoan.

Bước 2: Không nên quá tin vào quảng cáo mà phải đến tận nơi để xem sản phẩm.

Bước 3: Việc đến tận nơi để xem dự án cũng chính là để xác định cơ sở hạ tầng đã đủ để được phép mua bán.

Bước 4: Người mua cần kiểm tra kỹ các thông tin trên hợp đồng giao dịch

Có thể nói việc minh bạch trong pháp lý đã giúp thị trường bất động sản khởi sắc nhiều hơn. Thế nên, người mua nên tìm hiểu chi tiết những quy hoạch của dự án, hạ tầng giao thông – xã hội và cần cân nhắc dòng vốn để có thể tránh những rủi ro đáng tiếc.