Lưu trữ thẻ cho: hà nội

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh

HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với diện tích là trên 185km2 và quy mô dân số 400.000 người. 24 xã và thị trấn cũng sẽ được lên phường.

Chiều 4/7, với 93% số đại biểu tán thành, HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Thay mặt UBND thành phố trình bày tờ trình đề án, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết phương án thành lập quận Đông Anh dựa trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Đông Anh.

Sau khi thành lập, quận có diện tích là 185,68km2, quy mô dân số hơn 400.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có sẽ lên phường bao gồm: Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nộn, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Xanh, Xuân Nộn.

Các đại biểu HĐND Hà Nội bấm nút đồng thuận thông qua đề án thành lập quận Đông Anh (Ảnh: Thanh Hải).

Báo cáo thẩm tra nội dung trên, Ban Pháp chế HĐND thành phố thống nhất chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác tốt hơn tiềm năng.

Bên cạnh đó, Ban Pháp chế đề nghị UBND Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Đông Anh tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn thành lập đơn vị hành chính theo quy định.

Đối với tiêu chuẩn chưa đạt, địa phương cần xây dựng ngay giải pháp, cân đối nguồn lực để đạt tiêu chí; tổng hợp khó khăn, vướng mắc để đề xuất Ban Chỉ đạo của thành phố có giải pháp tháo gỡ, trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND huyện Đông Anh được yêu cầu trong quá trình xây dựng huyện thành quận, cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Cùng với đó, địa phương phối hợp sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án điều chỉnh quy hoạch của huyện gắn với các quy hoạch như: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống gắn với đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Theo bảng tiêu chí thành lập quận Đông Anh, địa phương đã đáp ứng 30/31 tiêu chí. Chỉ một tiêu chí chưa đạt là trường THPT đạt chuẩn quốc gia do còn 2/5 trường vẫn đang trong quá trình được phê duyệt.

Trong tương lai, Đông Anh được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía bắc của thủ đô.

Nguồn: ST

Hà Nội thanh tra môi trường 392 khu đô thị, chung cư

Hà Nội kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn đối với 392 đơn vị, tổ chức trong đó có hàng loạt dự án khu đô thị, khu chung cư lớn.

UBND TP Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường năm 2023.

Theo kế hoạch, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội dự kiến thành lập 17 đoàn thanh, kiểm tra 392 đơn vị, tổ chức trên địa bàn thành phố.

Danh sách kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường có hàng loạt dự án khu đô thị, khu chung cư lớn như: Khu đô thị Parkcity Hanoi và trạm xử lý nước thải Parkcity (quận Hà Đông) của Công ty CP Phát triển đô thị Quốc tế Việt Nam; Khu đô thị mới Tân Tây Đô (huyện Đan Phượng) của Công ty TNHH Xuân Phương.

Khu chức năng đô thị Thành phố Xanh của Công ty Đầu tư và Phát triển Đô thị Sài Đồng tại phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm); Dự án liền kề Hibrand Văn Phú thuộc Khu đô thị Văn Phú (Hà Đông) của Công ty TNHH Hibrand Việt Nam.

Chung cư The Emerald Mỹ Đình (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư Bất động sản Mỹ Đình; Dự án chung cư Tecco Garden (huyện Thanh Trì) của Tecco Group chi nhánh Hà Nội; Nhà ở xã hội IEC Residences Tứ Hiệp – Thanh Trì của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Cơ điện IEC.

Danh sách còn có thêm các dự án như: Tổ hợp khu thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ Imperial Plaza tại 360 Giải Phóng (quận Thanh Xuân) của Công ty CP Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Thăng Long; dự án Mipec Rubik 360 (Mipec Xuân Thuỷ) tại Xuân Thủy (quận Cầu Giấy) của Công ty CP Thương mại và dịch vụ Xuân Thủy (Công ty con thuộc Công ty CP Hoá dầu Quân đội – Mipec).

Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại THT New City của Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long thuộc khu đô thị mới Kim Chung – Di Trạch (huyện Hoài Đức); Dự án Mipec Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Hóa dầu Quân đội Mipec.

Dự án Roman Plaza đường Tố Hữu (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP đầu tư Hải Phát; Chung cư Xuân Mai Complex tại khu đô thị mới Dương Nội của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai.

Chung cư Ires Garden tại 30 Trần Hữu Dực (quận Nam Từ Liêm) của Công ty CP Đầu tư Xây dựng Nhuệ Giang; Chung cư BID Residence đường Tố Hữu (quận Hà Đông) của Công ty CP BID Group; Chung cư Seasons Avenue tại khu đô thị Mỗ Lao (quận Hà Đông) của Capital Hoàng Thành.

Chung cư Intracom Riverside (huyện Đông Anh) của Công ty Phát triển Hạ tầng và Xây dựng Công trình Giao thông Intracom; Tổ hợp chung cư Sky Park Residence của Tổng Công ty Xây dựng Thanh Hóa tại số 3 Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy)…

Mục tiêu của kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Qua kiểm tra, thanh tra nếu phát hiện sẽ xử lý kịp thời các vị phạm; kiến nghị chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Cùng với đó nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác rà soát, hậu kiểm việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau kiểm tra, thanh tra, kiểm toán.

CHUYỂN HỒ SƠ TRƯỜNG HỢP CÓ DẤU HIỆU TỘI PHẠM ĐỂ ĐIỀU TRA


Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường có trách nhiệm chuyển hồ sơ trường hợp có dấu hiệu tội phạm về môi trường cho cơ quan có thẩm quyền để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật; phối hợp với lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu.

Nguồn: ST

Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng – động lực mới của thị trường BĐS.

Theo dự kiến, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng sẽ được duyệt vào cuối năm nay. Tại tọa đàm “Hấp lực mới từ chuỗi đô thị ven sông Hồng” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức, bản đồ án này được giới chuyên gia đánh giá sẽ là động lực mới của thị trường bất động sản trong tương lai.

Hà Nội từng sốt đất với đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Ngày 22/3/2021, Thành ủy Hà Nội đã thống nhất về chủ trương đối với định hướng đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng tại Thông báo số 180-TB/TU. Hiện nay, Viện Quy hoạch Xây dựng Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ để xin ý kiến Bộ Xây dựng theo quy định. Đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng từng làm dậy sóng thị trường bất động sản thời điểm đầu năm khi mới được Thành ủy Hà Nội thống nhất về chủ trương. Thời điểm này, một số địa phương nằm trong quy hoạch này như Đông Anh, Thanh Trì đã lên cơn sốt bất động sản, giá đất liên tục nhảy múa trong thời gian ngắn.

Theo kiến trúc sư Phạm Thanh Tùng – Ủy Viên Ban thường vụ, Chánh văn phòng Trung ương Hội Kiến trúc sư Việt Nam thì đồ án Quy hoạch phân khu sông Hồng là đồ án quy hoạch rất quan trọng. Đồ án được phê duyệt đồng nghĩa đây sẽ là cơ sở lập quy hoạch chi tiết, quy hoạch sử dụng đất hai bên bờ sông. Một quy hoạch chi tiết là nền tảng cho thiết kế, cho các chính sách phát triển minh bạch, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong nước cũng như quốc tế… Thị trường bất động sản Hà Nội sẽ tiếp tục có những bước tiến mới.

Đồng quan điểm, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, Hà Nội sau 10 năm phát triển, Hà Nội có sự mở rộng ra các trục phát triển Bắc – Nam, Đông – Tây. Diện tích Thủ đô từ 924km2 tăng lên 3.359 km2. Hạ tầng giao thông Hà Nội có sự phát triển và hoàn thiện vượt bậc với các tuyến cao tốc trọng điểm liên kết vùng miền, các cây cầu rút ngắn khoảng cách giữa nội thành với ven đô, thúc đẩy quá trình thông thương, kết nối.

Ngoài ra, để giảm tải cho nội đô, Hà Nội cũng phát triển 5 đô thị vệ tinh, trong đó đô thị công nghệ cao Hòa Lạc đang thu hút đầu tư rất lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của Hà Nội, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Chính bởi vậy, theo kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, đồ án quy hoạch đô thị sông Hồng với quỹ đất lên tới 11.000 ha sẽ đóng vai trò quan trọng giải quyết về quỹ đất xây dựng nhà ở, giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân.

Những điểm nổi bật của đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng

Cũng tại tọa đàm, ThS.KTS Nguyễn Thị Lan Hương – Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cho biết Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội đã tổ chức nghiên cứu lập Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng tỷ lệ 1/5000 (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với những nội dung cụ thể như sau.

Về vị trí, quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc địa bàn 13 quận, huyện: Đan Phượng, Bắc Từ Liêm, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Thanh Trì, Thường Tín, Mê Linh, Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm – Thành phố Hà Nội.

Về hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch phân khu đô thị sông có tổng diện tích khoảng 11.000ha, diện tích sông Hồng khoảng 3.600ha (chiếm khoảng 33%); đất bãi sông khoảng 5.480ha (chiếm khoảng 50%) với đa dạng về loại hình: trồng rau màu, hoa, cây cảnh và đất trống chưa sử dụng. Phần còn lại là khu vực đã xây dựng, gồm các khu vực làng xóm có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu như các xã Bát Tràng, Văn Khê, Tráng Việt…, các khu dân cư đô thị nằm ngoài đê như khu dân cư phường Quảng An, Tứ Liên, Yên Phụ, Phúc Xá… với diện tích khoảng 1.190ha (chiếm gần 11% tổng diên tích) gắn với các công trình hạ tầng xã hội (công cộng, trường học…), các công trình hạ tầng kỹ thuật, đất an ninh quốc phòng, cơ quan, công nghiệp (kho bãi, bến cảng…).

Về hiện trạng dân cư, phân khu đô thị sông Hồng được xác định dựa trên dân số của 31 phường thuộc 7 quận nội thành và 24 xã thuộc 6 huyện ngoại thành Hà Nội. Dân cư trong khu vực nghiên cứu khoảng 235.000 người (theo số liệu theo điều tra hiện trạng dân cư trong Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết do Viện Quy hoạch Thủy lợi nghiên cứu năm 2017).

Về hiện trạng giao thông, đường bộ gồm tuyến đường dọc đê tả, đê hữu sông Hồng và các tuyến đường phía trong đê phục vụ đi lại của dân cư khu vực, đa số là các tuyến đường có quy mô mặt cắt ngang nhỏ, chưa đảm bảo là các tuyến đường đô thị cũng như các tuyến đường phục vụ cảnh quan khu vực. Kết nối 2 bên sông gồm 06 cầu hiện có: Thăng Long, Long Biên, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy và Nhật Tân. Về giao thông đường thủy thì việc kết nối giữa hệ thống bến cảng với giao thông đường bộ chưa tốt do đường ra vào cảng nhỏ hẹp, các cảng chính nằm khá xa những tuyến giao thông đường bộ lớn.

Có bao nhiêu tuyến đường mở theo qui hoạch ở Hà Nội?

Có tất cả bao nhiêu tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở Hà nội trong năm nay và những năm sắp tới? Đó là vấn đề chính sẽ được nêu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Mời bạn đọc quan tâm, theo dõi để biết chính xác những tuyến đường, tên đường, vị trí, khu vực quận; huyện nào sẽ được thực hiện dự án qui hoạch mở rộng đường tại Hà Nội trong năm nay nhé.

Thông tin các tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở Hà Nội

Hà Nội vừa là thủ đô, vừa là trung tâm kinh tế – xã hội đặc biệt quan trọng tại Việt Nam. Tại đây, tốc độ phát triển đô thị hóa rất nhanh nên để đáp ứng về mặt nền kinh tế phát triển nhanh chóng thì cần có cơ sở hạ tầng hiện đại.

Hằng năm, có rất nhiều dự án qui hoạch đô thị được đưa ra nhằm mở rộng đường, điểm đáng chú ý nhất là các tuyến đường mở theo qui hoạch đều là những tuyến đường kết nối giao thông thuận tiện và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế.

Các tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở Hà Nội

Chính vì vậy, theo dự án qui hoạch đô thị được đề ra thì các tuyến đường sẽ mở tại Hà Nội gồm có:

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở huyện Gia Lâm: Tại huyện Gia Lâm theo như kế hoạch dự án quy hoạch đô thị thì có 4 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Đông Dư, Phú Thị, 3 đường ở thị trấn Trâu Qùy, xã Đa Tốn, Cổ Bi.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở huyện Quốc Oai: Đối với huyện Quốc Oai, thì có 3 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Sài Sơn, Thạch Thán, thị trấn Quốc Oai bao gồm đường nối Phố Huyện với Hoàng Xá, Hoàng Xá – Phố Huyện, đường nối tuyến ở mục 1 với Phố Huyện và mở rộng Tỉnh lộ 421B qua huyện Quốc Oai lên quy mô 42m.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở huyện Thạch Thất: Tại huyện Thạch Thất, tổng cộng có 3 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã Phùng xá và Tân Hội.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở huyện Hoài Đức: Tại Hoài Đức có 3 đường sẽ mở theo qui hoạch ở xã An Khánh, Di Trạch và Hoài Đức.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở huyện Thường Tín: Là huyện ngoại thành, giáp với quốc lộ 1A – giao thông chính để kết nối cho việc phát triển kinh tế nên huyện kiến nghị mở rộng thêm đường quốc lộ 1A, vì tại đây tập trung nhiều doanh nghiệp. Ngoài ra, huyện cũng đề nghị làm cầu Mễ Sở nối Văn Giang – Thường Tín theo qui hoạch.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Tây Hồ: Dựa theo kế hoạch dự án mở đường đô thị thì tại quận Tây Hồ sẽ có 4 đường mở theo qui hoạch ở phường Sơn La và Phú Thượng.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Cầu Giấy: Là một trong những quận trung tâm của thủ đô Hà Nội, nhằm giúp cho việc di chuyển giao thông thuận tiện và phát triển kinh tế nhanh chóng. Các dự án mở đường theo qui hoạch tại quận Cầu Giấy sẽ được thực hiện cho 3 đường ở phường Trung Hòa, Nghĩa Tân, 4 đường ở quận Cầu Giấy gồm có đường nối Dương Đình Nghệ với Vành đai 2; Dương Đình Nghệ với Nguyễn Văn Huyên; Hoàng Đạo Thúy nối với Trung Kính; Tôn Thất Thuyết với Mạc Thái Tông, 4 đường phường Yên Hòa, Mai Dịch và 2 đường Dịch Vọng Hậu.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Bắc Từ Liêm: Tại quận Bắc Từ Liêm có 4 đường mở theo qui hoạch ở phường Phúc Diễn, Cổ Nhuế 1 và Thượng Cát.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Nam Từ Liêm: Theo qui hoạch, thì ở quận Nam từ Liêm dự định sẽ có rất nhiều tuyến đường được mở bao gồm 4 đường ở phường Đại Mỗ, Tây Mỗ, Phương Canh, Trung Văn, Xuân Phương.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Thanh Xuân: Có 3 đường sẽ mở theo qui hoạch ở phường Thanh Xuân Nam, Thượng Đình, Khương Trung và Khương Đình.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Hà Đông: Tại quận Hà Đông theo dự án đã đề ra trước đó thì sẽ có 4 đường mở theo qui hoạch ở phường Phú Lương, 5 đường mở ở phường Dương Nội, 3 đường ở phường Văn Quán, 3 đường ở phường La Khê.

– Đường sẽ mở theo qui hoạch ở quận Long Biên: Dự án mở đường theo quy hoạch được thực hiện tại quận Long Biên gồm rất nhiều tuyến đường khác nhau, 5 đường ở phường Long Biên, Thạch Bàn, 4 đường ở phường Bồ Đề, Ngọc Thụy, 2 đường ở phường Sài Đồng, Ngọc Lâm.

Tóm lại, dự án các tuyến đường sẽ mở theo qui hoạch ở Hà Nội được thực hiện nhằm mở rộng thêm đường đi, giao thông di chuyển thuận tiện, đồng thời cơ sở hạ tầng còn đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp nền kinh tế của thủ đô thêm phát triển vững mạnh hơn.

HÀ NỘI SẼ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ TRIỂN KHAI DỰ ÁN THÀNH PHỐ THÔNG MINH ĐÚNG TIẾN ĐỘ

Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã tiếp lãnh đạo Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Cùng tham dự có Phó Chủ tịch Thường trực HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Hùng.

Tại buổi tiếp, ông Keigo Shiomi, Chủ tịch kiêm CEO Sumitomo Corporation Châu Á và Châu Đại Dương đã báo cáo với Bí thư Thành ủy về tiến độ triển khai Dự án xây dựng Thành phố thông minh tại huyện Đông Anh, do liên doanh Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG triển khai, cùng với đó là một số dự án, định hướng chiến lược mà liên doanh hai Tập đoàn dự kiến sẽ đề xuất với Thành phố để triển khai trong giai đoạn tới.

Theo đó, hiện nay, nhà đầu tư đã góp đủ vốn điều lệ (3.538 tỷ đồng) để triển khai dự án; đã ứng vốn để thực hiện công tác đền bù GPMB số tiền 234 tỷ đồng; tiến độ GPMB cơ bản đáp ứng yêu cầu. Dự án được thực hiện theo 5 giai đoạn, trong đó, giai đoạn 1: Từ quý I/2019 đến quý IV/2020. Ngoài dự án trên, liên doanh Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG cũng đề xuất Thành phố được triển khai dự án Khu công nghiệp Đông Anh và một số dự án khác.

Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ ghi nhận sự tích cực của liên doanh Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG trong việc triển khai Dự án Thành phố thông minh, đồng thời, nhấn mạnh, đây là một dự án lớn, nằm trên trục phát triển quan trọng, chính vì thế, việc dự án được triển khai sớm, đúng tiến độ không chỉ là mong muốn của chính quyền Thành phố, mà còn là của người dân Thủ đô.

Hoan nghênh những định hướng và những dự án mà liên doanh Tập đoàn Sumitomo và Tập đoàn BRG đề xuất, Bí thư Thành ủy Vương Đình Huệ lưu ý nhà đầu tư cần triển khai ngay các hạng mục của giai đoạn 1, đảm bảo đúng các quy trình, thủ tục và quy định hiện hành, đồng thời, làm cơ sở để triển khai các giai đoạn, các dự án tiếp theo. Đồng chí khẳng định Thành phố sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các dự án của liên doanh nhà đầu tư được triển khai hiệu quả, góp phần phát huy giá trị của tuyến đường Nhật Tân – Nội Bài.

Nguồn : Copy trên internet

Hà Nội ‘chốt’ lộ trình đưa 4 huyện lên quận năm 2020

TPO – UBND thành phố đã nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, báo cáo Thành ủy để tổng hợp, trình Bộ Chính trị.

Đồng thời, hoàn thiện các đề án xây dựng các huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì thành quận vào năm 2020.

Hà Nội ‘chốt’ lộ trình đưa 4 huyện lên quận năm 2020

Ngày 26/3, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì Hội nghị trực tuyến giao ban công tác UBND thành phố tháng 3 và quý I/2019.

Báo cáo tại hội nghị, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, trong quý I/2019, kinh tế thành phố duy trì mức tăng trưởng tương đương năm 2018. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,99% (cùng kỳ tăng 6,98%), trong đó: Dịch vụ tăng 7,08% (cùng kỳ tăng 7,05%); công nghiệp – xây dựng tăng 7,13% (cùng kỳ tăng 7,24%); nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,57% (cùng kỳ tăng 2,04%)…

Các lĩnh vực dịch vụ phát triển sôi động hơn cùng kỳ do trên địa bàn diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ – Triều Tiên lần hai. Các hoạt động quản lý nhà nước, quốc phòng – an ninh, thông tin truyền thông, hoạt động văn hóa… đều được bảo đảm.

Cũng theo ông Nguyễn Mạnh Quyền, trong quý I, vốn đầu tư phát triển ước đạt 58.387 tỷ đồng, tăng 10,5% (cùng kỳ tăng 9,5%). Thu hút đầu tư nước ngoài tăng cao, đạt 4,04 tỷ USD (gấp 10 lần so với cùng kỳ), trong đó đầu tư trực tiếp là 110,71 triệu USD; góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trị giá 3,93 tỷ USD. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 68.100 tỷ đồng, bằng 28,6% dự toán (cùng kỳ đạt 24,4%), tăng 30,3% (cùng kỳ tăng 12,3%).

Những tháng đầu năm, thành phố tiếp tục đẩy nhanh công tác lập và phê duyệt các quy hoạch trên địa bàn, đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khung về giao thông. Trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn được bảo đảm

UBND thành phố đã nghiên cứu, hoàn thiện Đề án thí điểm quản lý theo mô hình chính quyền đô thị, báo cáo Thành ủy để tổng hợp, trình Bộ Chính trị; Hoàn thiện các đề án xây dựng các huyện: Hoài Đức, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì thành quận vào năm 2020.

Như vậy khi các huyện trên trở thành quận năm 2020 sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, các sở ban ngành được quy hoạch chuẩn để đáp ứng bộ mặt và các tiêu chí phù hợp lên quận. Sự kiện lên quận của các huyện nói trên sẽ kéo theo đà phát triển thương mại và dịch vụ, giáo dục và y tế, về phần bất động sản. Đặc biệt những dự án đang xây dựng như Liền kề , biệt thự shophouse Athena Fulland Nguyễn Xiển sẽ hưởng lợi nhiều do hệ thống giao thông liên kết vùng được nâng cấp và hoàn thiện. Hay những dự án đi vào bàn giao như dự án Liền Kề The Eden Rose tại Huyện Thanh Trì là một dự án như vậy.

Được khởi công xây dựng năm 2017 và mở bán mở bán vào tháng 10 cùng năm. Với quy mô 8,6ha nằm cạnh đường quy hoạch rộng 30m và công viên Chu Văn An 100ha với 3 hồ điều hòa tại xã Thanh Liệt , huyện Thanh Trì, Hà Nội dự án có 223 lô liền kề và biệt thự song lập với đơn lập có diện tích từ 82,5m2 đến 289m2, cùng nhiều tiện ích đi kèm như Bể bơi, hồ điều hòa, công viên trung tâm rộng 2080m2, đường dạo bộ, khu cảnh quan, trường mầm non, khu thể thao, bãi đỗ xe… Thời điểm mở bán, dự án The Eden Rose có mức giá trung bình từ 66 triệu/m2 đất đã bao gồm xây dựng 3 tầng một tum, nhưng ở thời điểm hiện tại mức giá để sở hữu một lô biệt thự đã bao gồm xây dựng ba tầng 1 tum là 74 triệu/m2 đất.

Với việc Thanh Trì được lên quận năm 2020 sẽ đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các hạng mục về đường xá, công viên, các dịch vụ công cộng, giáo dục, y tế phát triển, làm tiền đề cho bất động sản gia tăng giá trị. Vimefulland vui cùng khách hàng với niềm vui này, khi đã có những bước đi đón đầu quy hoạch, để mang đến những bất động sản đặc biệt không chỉ để ở mà còn mang lại khả năng sinh lời cao.