Tin tức

Tool AI tạo content chuẩn SEO tự động

Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh

HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh với diện tích là trên 185km2 và quy mô dân số 400.000 người. 24 xã và thị trấn cũng sẽ được lên phường.

Chiều 4/7, với 93% số đại biểu tán thành, HĐND Hà Nội thông qua đề án thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận.

Thay mặt UBND thành phố trình bày tờ trình đề án, Giám đốc Sở Nội vụ Trần Đình Cảnh cho biết phương án thành lập quận Đông Anh dựa trên cơ sở giữ nguyên trạng diện tích tự nhiên và quy mô dân số của huyện Đông Anh.

Sau khi thành lập, quận có diện tích là 185,68km2, quy mô dân số hơn 400.000 người và 24 xã, thị trấn hiện có sẽ lên phường bao gồm: Đông Anh, Bắc Hồng, Cổ Loa, Đại Mạch, Đông Hội, Dục Tú, Hải Bối, Kim Chung, Kim Nỗ, Liên Hà, Mai Lâm, Nam Hồng, Nguyên Khê, Tàm Xá, Thụy Lâm, Tiên Dương, Uy Nỗ, Vân Hà, Vân Nộn, Việt Hùng, Vĩnh Ngọc, Võng La, Xuân Xanh, Xuân Nộn.

Các đại biểu HĐND Hà Nội bấm nút đồng thuận thông qua đề án thành lập quận Đông Anh (Ảnh: Thanh Hải).

Báo cáo thẩm tra nội dung trên, Ban Pháp chế HĐND thành phố thống nhất chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận. Việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho huyện có cơ hội tăng cường thu hút đầu tư, tiếp tục cải tạo và nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khai thác tốt hơn tiềm năng.

Bên cạnh đó, Ban Pháp chế đề nghị UBND Hà Nội tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND huyện Đông Anh tiếp tục rà soát các tiêu chuẩn thành lập đơn vị hành chính theo quy định.

Đối với tiêu chuẩn chưa đạt, địa phương cần xây dựng ngay giải pháp, cân đối nguồn lực để đạt tiêu chí; tổng hợp khó khăn, vướng mắc để đề xuất Ban Chỉ đạo của thành phố có giải pháp tháo gỡ, trước khi báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.

UBND huyện Đông Anh được yêu cầu trong quá trình xây dựng huyện thành quận, cần tập trung phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, thực chất và bền vững, đảm bảo sinh kế lâu dài cho người dân.

Cùng với đó, địa phương phối hợp sở, ngành liên quan đẩy nhanh tiến độ lập các đồ án điều chỉnh quy hoạch của huyện gắn với các quy hoạch như: Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống gắn với đồ án điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn 2050.

Theo bảng tiêu chí thành lập quận Đông Anh, địa phương đã đáp ứng 30/31 tiêu chí. Chỉ một tiêu chí chưa đạt là trường THPT đạt chuẩn quốc gia do còn 2/5 trường vẫn đang trong quá trình được phê duyệt.

Trong tương lai, Đông Anh được định hướng trở thành trung tâm công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính thương mại và giao dịch quốc tế phía bắc sông Hồng, đóng vai trò là động lực phát triển ở phía bắc của thủ đô.

Nguồn: ST

3 cách làm giàu trong im lặng, chỉ cần làm được 1 điều cũng ‘dư xài’ rồi

Ngày càng có nhiều người phàn nàn về việc kiếm tiền quá khó khăn. Tuy nhiên, người giàu vẫn mọc lên như nấm, các doanh nhân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, sau đó thành công cũng có rất nhiều. Vậy vì lý do gì họ làm được mà bạn lại không làm được?

Thay vì oán than, chi bằng hãy hành động tích cực, phát triển bản thân, im lặng làm giàu, để cho những năm tháng về sau, bản thân có thể được gia nhập vào tầng lớp của những người giàu có. Sau đây là 3 phương pháp làm giàu hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Bỏ thể diện xuống, tự tin kiếm tiền

Có rất nhiều người có chết vẫn phải giữ thể diện, và trường hợp này rất thường xảy ra đối với những người nghèo. Ai cũng muốn có được một công việc nở mày nở mặt, thu nhập cao lại nhàn hạ. Họ mơ đẹp đến nỗi chẳng muốn tỉnh dậy. Dẫn đến việc lớn thì làm không được, việc nhỏ lại “xỏ” không xong, một công việc bình thường cũng không kiếm ra, túi tiền thì rỗng tuếch, thậm chí còn có người nhờ vào việc mượn tiền người khác mà sống qua ngày.

Họ ghen tị với những người giàu có, người ta muốn gió có gió, muốn mưa được mưa, ra đường đều rất được hoan nghênh, rất có thể diện. Nhưng họ lại chưa bao giờ nghĩ xem, người giàu vì sao có thể giàu được giống như bây giờ? Họ tiêu tiền của cha mẹ để lại sao? Hay họ may mắn trúng xổ số độc đắt? Đều không phải.

Doanh nhân người Trung Quốc, kinh doanh ống hút, được mệnh danh là “Vua ống hút”, Lâu Trọng Bình, khi còn trẻ từng là một chàng trai chở hàng, đi theo cha mình qua khắp các con phố; chủ tịch của Fuyao Group, Cho Tak Wong từng là người bán trái cây, làm nhân viên bán hàng, sửa chữa xe đạp,…; Lý Gia Thành từng có một đoạn thời gian dài buôn bán, còn kết bạn đồng nghiệp cùng một bà lão ở trong hẻm.

Khi kiếm tiền, chúng ta nên bỏ thể diện xuống, chỉ cần kiên cường là đủ rồi. Người quá trọng sĩ diện, làm việc gì cũng sẽ quắn quéo, không quyết đoán, dứt khoát, tỷ lệ thành công đương nhiên cũng sẽ không cao. Kẻ “không biết xấu hổ” mới là thiên hạ vô địch, đạo lý này rất rõ ràng, người nào có thể làm được thì người đó chắc chắn sẽ phát tài.


2. Học cách giả nghèo

Từ cổ chí kim, bậc tiền bối nào cũng dạy rằng, không nên để lộ tiền tài của bản thân. Nguyên nhân gốc rễ là do con người có tính ghen tị, ganh đua lẫn nhau. Khi bạn đạt được một khối tài sản nhất định, bạn nên bắt đầu học cách giả nghèo, cố gắng hết sức đừng quá khoe khoang.

Tiểu thuyết gia thời nhà Thanh, Lý Ngư, ngoài việc viết văn, ông còn viết kịch. Để kiếm tiền, Lý Ngư đã thử rất nhiều phương pháp. Ví dụ, chiêu mộ một số cô gái có tài năng, thành lập một đội múa; mượn giới văn học để quảng bá kịch của mình.

Khi công việc làm ăn của ông đạt đến đỉnh cao, bạn bè bắt đầu đố kỵ, quan phủ bắt đầu nhăm nhe ông như hổ đói. Kể từ đó, ông nhận ra tiền tài đã rước họa vào thân, ngay lập tức ông chuyển sang khóc lóc than nghèo đói, tuyên bố với thế giới bên ngoài rằng việc mình giàu có chỉ là lời đồn mà thôi.

3. Mở rộng các cánh cửa, đừng đi lối mòn
Người xưa có câu: “Cánh của này đóng lại, ông trời sẽ mở cho bạn cánh cửa khác”.

Có rất nhiều cách để kiếm tiền, ngã quỵ trên con đường này thì đứng dậy đi con đường khác. Cách kiếm tiền thì có rất nhiều, chỉ xem xem bạn có đủ quyết tâm hay không thôi.

Con đường quá đông người đi, có thể rất màu mỡ, nhưng tỷ lệ bạn không bị đoàn người giẫm chết là rất thấp, thế nên hãy tìm một con đường ít người đi, nhưng lợi nhuận cao mà làm. Hãy dũng cảm trở thành người tiên phong, khai hoang vùng đất mới.

Hàn Dũ của thời nhà Đường là một nhân tài ưu tú, có tài văn chương, nhưng lại lưu lạc vào hàng thư sinh nghèo không có đất dụng võ. Để thay đổi cuộc sống của mình, ông bắt đầu khắc mộ chí và mạnh dạn chào mời những gia đình có người thân vừa qua đời. Sau nhiều năm làm việc chăm chỉ, Hàn Dũ đã trở nên giàu có hơn.

Thông thường, viết văn cho người chết là một điều cấm kỵ. Vì thế số người chịu làm việc này rất ít. Nhưng Hàn Dũ lại không sợ điều đó, nhờ vậy mà ông đã thành công thay đổi cuộc đời mình trở nên giàu có hơn.

3 cách làm giàu trong im lặng, chỉ cần làm được 1 điều cũng "dư xài" rồi – Ảnh 3.
Ngày nay, cũng có một số người dựa vào việc kinh doanh tương tự để làm giàu, như làm nghĩa trang, hỏa táng, mai táng,… Nếu muốn làm giàu, bạn buộc phải nghĩ đến những công việc như thế, những thứ mà người khác không chịu làm, ghét bỏ, không nghĩ đến… Hãy táo bạo hơn, miễn là con đường đúng đắn, thì bạn sẽ có thể cải thiện cuộc sống của chính mình. Suốt ngày theo sau người khác chỉ có hít khói bụi mà họ để lại mà thôi.

Kiếm tiền rất khó, nhưng khó không có nghĩa là không làm được, phải xem bạn có đủ quyết tâm và kiên nhẫn hay không. Cái gì cũng có nguyên nhân của nó, ở trên là 3 nguyên nhân của thất bại, cũng như là 3 hoa tiêu dẫn đường đến thành công, hy vọng bạn đã tìm thấy cho mình một cách thích hợp để bắt đầu “đông phong tái khởi”.

Nguồn: ST

Vẫn đầu tư nhà đất vì 90% tài sản của tôi là bất động sản

‘Chết vì buôn đất’ chỉ đúng với những người ít tiền, phải đi vay lãi để đầu cơ mà thôi.

Tôi có quan điểm khác với tác giả bài viết “Mua đất nền chờ lên giá chẳng khác nào chơi xổ số”. Gia đình tôi thì phân bổ tài sản như sau: gần 90% tài sản nằm ở bất động sản, hơn 10% còn lại nằm ở các kênh khác như vàng, cổ phiếu… Trong phần bất động sản, 3/4 là nhà, đất nền, có giá trị sử dụng, cho thuê, có mục đích để ở, tại thời điểm hiện tại hoặc dành cho con cái mai sau; 1/4 còn lại là đất nông nghiệp, chờ phát triển hạ tầng, đền bù, lên thổ cư.

Tôi cho rằng, đầu tư bất động sản không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Nếu dễ thế thì có lẽ ai cũng giàu rồi. Đầu tư mà không có tính toán, mua đại theo cảm tính hay nghe theo lời người khác mách thì mới đúng là chơi xổ số, đánh bạc.

Bất động sản vẫn luôn là một kênh đầu tư an toàn và ổn định. Nhà ở trung tâm có thể có biên độ lợi nhuận không bằng nhà vùng ven nhưng luôn có giá trị sử dụng và nhu cầu thật. Bạn cứ bán ra là có người mua ngay, không có chuyện không có thanh khoản.

Tất nhiên, tùy từng giai đoạn mà bạn nên nắm giữ các loại bất động sản khác nhau. Ví dụ, hiện nay bạn nên chọn giữ nhà trung tâm có dòng tiền cho thuê hàng tháng là tốt nhất, tiền thuê nhà đều đặn bất chấp khủng hoảng kinh tế. Bất động sản đó sẽ luôn có giá trị cho thuê hoặc cho con cháu sử dụng. Nhưng giai đoạn “sốt đất ảo” cách đây hai năm thì biên độ lợi nhuận “lướt sóng” của nhà vùng ven lại cao hơn hẳn. Sau giai đoạn này thì nhà vùng ven nào đông dân cư, có xây dựng đường sá, hạ tầng, sẽ tiếp tục tăng; còn nơi ít dân, hạ tầng kém thì chững lại.

Gia đình tôi thì tùy từng thời điểm mà lựa cân đối cả hai loại hình bất động sản trên. Ví dụ: 1/2 đến 2/3 là bất động sản có dòng tiền cho thuê; 1/3 đến 1/2 là chọn bất động sản có kỳ vọng xây dựng, phát triển đô thị, hạ tầng trong tương lai.

Khái niệm “chết vì buôn đất” chủ yếu chỉ đúng với những người ít tiền, phải đi vay lãi để đầu cơ mà thôi. Người làm ra tiền sẽ luôn tìm cách mua thêm bất động sản. Cho dù bất động sản hiện giờ không còn là kênh đầu tư quá hấp dẫn nữa, nhưng nhu cầu nhà ở hiện tại và thế hệ con cháu sau này vẫn sẽ rất lớn. Người đã có nhà đất trong tay vẫn có nhu cầu tìm kiếm một chỗ ở tốt hơn về vị trí, diện tích rộng hơn, thoải mái hơn… Thế nên khó có chuyện bất động sản hết “nóng”.

Hôm nay có thể không là đáy nhưng chắc chắn cũng chẳng là đỉnh nếu so với 20 năm nữa. Không có gì tăng mãi, giá bất động sản cũng sẽ có lúc lên, lúc xuống. Nhưng nhìn về dài hạn, nhà, đất vẫn luôn là kênh đầu tư an toàn (với điều kiện bạn đừng mua vùng xa, nơi tăng giá ảo, pháp lý kém là được).

Đến giờ này, tôi vẫn thấy mình may mắn khi đã mua nhà, đất từ khi trước dịch Covid-19, chứ nếu như nhiều người đứng chờ giá giảm thì có lẽ dù có giảm mạnh như lúc này, tôi cũng chỉ mua được 1/3 số bất động sản so với lúc trước (vì giá vẫn tăng hơn ba lần so với cách đây vài năm).

Tóm lại, mua đất để đầu cơ thì tôi cho rằng không nên, nhất là lúc này, nhưng nếu bạn đang sẵn tiền mà không biết làm gì hoặc có nhu cầu sử dụng nhà đất thật sự thì tại sao phải e dè đầu tư vào bất động sản? Có thể giờ chưa phải giá đáy nhưng tôi tin vẫn là mức giá tốt hơn nhiều so với 20 năm nữa. Như bố mẹ tôi từ năm 1993 đến giờ, cứ vài năm, để dư được một số tiền nhất định là họ đem đi mua bất động sản. Có những lúc họ “đu đỉnh” hoặc thua ở vài thời điểm, nhưng đến giờ tính ra không miếng đất nào không lãi to.

Tôi không dám khuyên ai, chỉ hy vọng các bạn sẽ có sự cân nhắc và lựa chọn phù hợp nhất với hoàn cảnh và điều kiện của bản thân.

Nguồn: ST

Tôi không biết mua gì khác ngoài nhà, đất

Cứ dư được chút tiền là tôi mua nhà, đất, không phải để đầu cơ, mà dù giá lên hay xuống thì con cái vẫn có cái nhà để ở.

Gần đây, có nhiều người có cái nhìn không mấy thiện cảm về thị trường bất động sản khi cho rằng dòng tiền đổ vào nhà, đất không mang lại giá trị nào cả; đổ lỗi cho những người đầu tư vào nhà, đất thay vì sản xuất, kinh doanh làm ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế. Cá nhân tôi không thật sự đồng tình với quan điểm này.

Bản chất dòng tiền là thông minh. Nơi nào sinh lãi, trú ẩn tốt, nó sẽ chảy vào đó. Người ta đua đổ tiền vào bất động sản đơn giản vì nó là kênh đầu tư an toàn nhất lúc này. Thế nên, nếu muốn lái dòng tiền ra khỏi bất động sản, cách duy nhất là khiến thị trường này không còn hấp dẫn nữa, khi đó người ta sẽ tự rút chân ra và chuyển hướng đầu tư khác.

Đúng là người Việt hiện vẫn quan tâm (và mua) bất động sản nhiều, nhưng có nhiều mục đích khác nhau chứ không hoàn toàn là mua để đầu cơ. Họ có thể mua để dùng, làm tài sản tích lũy cho tương lai, hoặc đầu tư cho con cái sau này… Và tôi cho rằng đó đều là những mục đích chính đáng.

Ở đây, việc đưa dòng tiền vào sản xuất, kinh doanh để phát triển kinh tế là tư duy đúng đắn, nhưng quan trọng là có phải điều dễ dàng mà ai cũng làm được hay không? Chẳng có kênh đầu tư nào mà không cần kiến thức cả. Nhất là đầu tư sản xuất, kinh doanh mà không có kiến thức thì chẳng khác gì đánh bạc. Có người sắp về hưu đầu tư nhà yến 1,3 tỷ không như ý, kết quả là mất luôn cả tiền dưỡng già đó thôi.

Rõ ràng, nói gì thì nói, bất động sản vẫn là kênh trú ẩn an toàn nhất trong thời điểm hiện tại. Vì đơn giản như khi bạn đi vay ngân hàng, thứ tài sản có giá trị nhất, có thế chấp nhất, được ưa dùng nhất vẫn là bất động sản đó thôi. Thế nên, đừng nói rằng nhà, đất bỏ trống là không có giá trị sử dụng và là đồng tiền chết. Nếu mua nhà để đó, mà có thể mang thế chấp được thì ít ra nó vẫn dùng được đó thôi, chứ đâu phải hoàn toàn vô giá trị.

Chưa kể, sau một khoảng thời gian, nếu bạn đầu tư đúng, bất động sản còn có thể tạo ra giá trị mới, ví dụ lãi 10-20%. Vấn đề là khi mua nhà, đất, chúng ta mua vì mục đích gì? Mua đất vì thấy giá trị của chúng trong tương lai cao hơn, tôi nghĩ cũng chẳng phải điều gì sai. Đó là tâm lý rất cơ bản của con người.

Vùng nào tăng giá nhà, đất ảo do đầu cơ thì sớm muộn cũng sẽ giảm về giá trị thực mà thôi. Tôi tin không ai có tiền để “thổi giá” đầu cơ cả một vùng rộng lớn hay găm bất động sản trong hàng chục năm, qua các giai đoạn suy thoái được cả. Cuối cùng, ngay cả khi có “thổi giá”, chẳng phải đó vẫn là cơ hội cho các bạn bán giá cao hơn thực tế, rồi mang tiền đi kinh doanh đó sao?

Với một đất nước đang phát triển như Việt Nam, dù bạn có muốn hay không thì giá nhà ở các thành phố lớn cũng tăng dần như một xu hướng tất yếu mà thôi. Tương lai không biết thế nào, nhưng nếu bạn chọn đứng ngoài những con sóng bất động sản suốt 20-30 năm qua, và những năm tới thì tôi e đến một lúc nào đó, bạn sẽ thấy hối tiếc. Nếu cứ giữ suy nghĩ rằng nhà đất ngày càng khó mua mà không tranh thủ, cố gắng lao động để sở hữu sớm, thì càng về sau càng khó mua hơn thôi.

Dù bạn không đồng tình việc đất tăng giá, thì nó vẫn cứ tăng qua từng năm. Bao nhiêu năm nay giá bán, giá cho thuê vẫn tăng đều mà tôi thấy người ta đâu có bỏ thành phố để về quê. Tôi sống đến nay gần 40 tuổi, qua mỗi năm lại thấy Hà Nội, TP HCM ngày càng chật chội. Thế nên nếu bạn không quyết liệt trong chuyện mua nhà, đất, cứ chờ đợi cho đến khi giá bất động sản hạ xuống thì có khi chính bạn mới bị đẩy ra khỏi cuộc chơi.

Nhà tôi cũng vậy, cứ dư được chút tiền là tôi mua nhà, đất. Tôi không mua để đầu cơ, “thổi giá” mà chỉ suy nghĩ đơn giản rằng dù giá có lên hay xuống thế nào thì ít nhất con cái tôi vẫn có cái nhà để ở, chúng sẽ không phải vật lộn kiếm tiền chỉ để mua nhà như cha mẹ chúng. Nếu may mắn hơn, tôi còn có thể cho thuê nhà để có thu nhập mềm an hưởng tuổi già hoặc nâng cao điều kiện kinh tế của gia đình. Thế nên, tôi không nghĩ có lý do gì để mình dừng bỏ tiền vào bất động sản.

Nguồn: ST Khách

Quận Tây Hồ – Nơi khởi nguồn chất sống tinh hoa

Giữa ồn ào và xô bồ của Thủ Đô, có một Quận Tây Hồ xinh đẹp và trong lành với không gian thoáng đãng, khí hậu mát mẻ, hạ tầng hiện đại. Tây Hồ từ lâu đã trở thành điểm hẹn của giới thượng lưu Hà Thành, hình thành nên một cộng đồng tinh hoa với chất sống hưởng thụ đầy tinh tế.

Quận Tây Hồ – Vùng đất thịnh vượng cho cộng đồng thượng lưu

Hà Nội là đô thị có lịch sử hơn 1.000 năm tuổi, là sự hòa trộn độc đáo kiến trúc mà ít đô thị nào trên thế giới có được. Với sức sáng tạo của những lớp người Hà Nội mới, thủ đô ngàn năm văn hiến đã có những sự phát triển vượt bậc về đô thị, cảnh quan hạ tầng. Nhưng, dù Hà Nội có phát triển thần tốc và xuất hiện nhiều hơn nữa những khu đô thị mới hiện đại văn minh, Tây Hồ vẫn là một trong những “tượng đài” về chốn sống mơ ước của giới nhà giàu Hà Thành.

Sức hút của Tây Hồ đầu tiên đến từ môi trường tự nhiên độc đáo. Sở hữu Hồ Tây – hồ nước lớn nhất Hà Nội với diện tích trên 500 ha và đường ven hồ dài tới 18 km, tựa như một chiếc gương khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố. Nhờ có “hệ thống điều hoà” được mẹ thiên nhiên ban tặng mà không khí của khu vực Quận Tây Hồ lúc nào cũng trong lành và mát mẻ cùng cảnh sắc nên thơ trữ tình gây thương nhớ mọi trái tim khi đặt chân đến.

Điểm cộng thứ hai đó chính là hệ thống giao thông hiện đại. Tuyến đường Võ Chí Công rộng 64m nằm trên vành đai 2 có hệ thống hạ tầng giao thông quy hoạch đồng bộ, là nút giao thương chính đến các tuyến đường huyết mạch thuộc các quận nội thành như Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Từ Liêm…Tuyến đường Hoàng Hoa Thám rộng 30m, tuyến đường vành đai 2 rộng 57,5-64m là trục chính đô thị. Đặc biệt Cầu Nhật Tân dài 3,900m, là một trong những cây cầu hiện đại nhất Hà Nội, không chỉ là bộ mặt giao thông của Hà Nội mà còn giúp quận Tây Hồ trở thành cửa ngõ phía tây bắc Thủ đô, kết nối trung tâm thành phố với Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài và các tỉnh phía Bắc.

Những năm vừa qua, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn nhưng giá đất tại khu vực quanh mặt nước Hồ Tây vẫn giữ giá bán ở mức cao và luôn được nhiều người mua quan tâm.

Giá đất khu vực Hồ Tây trung bình khoảng 250 – 400 triệu đồng/m2 tùy vị trí.

Chưa kể, khu đất vàng Hồ Tây cũng có giá cho thuê cao ngất ngưởng từ 30 – 40 USD/m2, ngay cả khi thị trường bất động sản có biến động thì vẫn khá sôi động, hấp dẫn.

Đó cũng là những lợi thế hàng đầu để quận Tây Hồ trở thành “viên ngọc sáng” của Hà Nội và là “miền đất hứa” độc nhất cho giới thượng lưu, nơi quy tụ các khu đô thị văn minh và hình thành lên một lối sống đẳng cấp.

Tạo lập một chất sống tinh hoa riêng của Tây Hồ

Nhắc đến cộng đồng cư dân sống tại quận Tây Hồ, người Hà Nội đều hình dung đó là chốn định cư của những người thuộc giới thượng lưu, có quyền lực và vị thế, có gu sống thời thượng và cách hưởng thụ tinh tế.

Trải nghiệm thượng lưu bao giờ cũng bắt đầu từ những hoạt động tận hưởng các vẻ đẹp duy mỹ. Họ hướng đến các bữa tiệc sang trọng và lịch lãm như thưởng thức các buổi tiệc rượu vang tại gia, hoặc vãn cảnh hồ Tây với những buổi tiệc nhỏ ngoài sân vườn,…

Bên cạnh đó, yếu tố sức khoẻ và tái tạo năng lượng luôn được giới thượng lưu đặt lên hàng đầu. Kết hợp giữa việc rèn luyện thể chất với nhu cầu thưởng ngoạn phong cảnh để tìm về thiên nhiên, những cư dân sống tại đây thường đạp xe, thư thái dạo bộ quanh hồ để hít thở bầu không khí trong lành, thu trọn vào mắt cảnh non thơ nước biếc nơi Hồ Tây lộng gió.

Có thể thấy, đối với giới thượng lưu tại quận Tây Hồ nói riêng và Hà Nội nói chung, họ vẫn đặt lên hàng đầu những trải nghiệm riêng tư có thể đem đến sự thoải mái trong việc tận hưởng cuộc sống chất lượng cao một cách “kín tiếng”, đi cùng những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe và hoàn chỉnh.

Với giới thượng lưu, nhà không chỉ là nơi an cư, mà còn là không gian để tận hưởng cuộc sống và thể hiện vị thế. Đó là lí do họ thường lựa chọn rất kỹ nơi sinh sống. Sắp tới đây, với sự xuất hiện của một Khu phức hợp tầm cỡ tại Nam Thăng Long, liệu có đủ để giải tỏa cơn khát về một chốn sống đẳng cấp cho giới thượng lưu Hà Thành?

Nguồn: ST

Những tín hiệu đáng mừng của thị trường bất động sản

Kết thúc quý I, thị trường bất động sản đang có tín hiệu hồi phục trở lại khi thanh khoản gia tăng tại một số phân khúc và khu vực. Nhiều tín hiệu đáng mừng cho thấy quỹ đạo hồi phục của thị trường địa ốc đang bắt đầu quay trở lại.

Điểm sáng từ giao dịch ra tăng

Không còn bức tranh vắng vẻ tại các văn phòng công chứng đất đai như cách đây hơn 3 tháng. Tại Hà Nội, Đà Nẵng hay TP.HCM cùng nhiều địa phương khác, lượng giao dịch đã bắt đầu tăng trở lại khi một số văn phòng công chứng ghi nhận số lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tài sản gia tăng.

Một báo cáo thị trường bất động sản quý 1/2023 từ Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cũng dự báo rằng thị trường bất động sản trong quý 2/2023 sẽ ghi nhận những điểm sáng từ một số dự án có vị trí thuận lợi, chất lượng bàn giao tốt, được phát triển bởi các chủ đầu tư uy tín.

Nhiều dự án TP.HCM đã được gỡ vướng

Tính đến thời điểm hiện tại đã có 12 dự án bất động sản tại TP.HCM được gỡ vướng pháp lý và hỗ trợ cho phép được huy động vốn.

Mới đây, TP.HCM đã gỡ vướng thêm 7 dự án bất động sản của Tập đoàn Novaland và Tập đoàn Hưng Thịnh. Trong đó, Tập đoàn Hưng Thịnh được tháo gỡ pháp lý cho 6 dự án, bao gồm: Moonlight Park View – phần thương mại còn lại (quận Bình Tân), Moonlight Boulevard (quận Bình Tân), 9 View Apartment (TP.Thủ Đức), 8X Đầm Sen (quận Tân Phú), dự án Moonlight Avenue, ở Tp.Thủ Đức và dự án Moonlight Centre Point (quận Bình Tân).

Một dự án của Novaland được gỡ vướng là The Grand Manhattan (quận 1, Tp.HCM) được thi công trở lại sau thời gian tạm ngưng.

Trước đó, UBND TP.HCM cũng đã tháo gỡ khó khăn cho 4 dự án bất động sản cho phép bán 50% lượng căn hộ trong dự án, cũng cấp ra thị trường khoảng 4.000 – 5.000 căn hộ, giảm áp lực nguồn cung.

Chính sách pháp luật đang dần được tháo vướng

Cuối quý 1/2023, Chính phủ lại tiếp tục đưa ra các giải pháp gỡ khó khăn cho thị trường địa ốc. Đặc biệt, Chính phủ đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các luật liên quan trong tháng 10/2023 như Luật kinh doanh Bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Đất đai… Đây là tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản.

Nguồn vốn đổ vào lĩnh vực bất động sản

Đến thời điểm hiện tại, gói vay 120.000 tỷ đồng đang được kỳ vọng sẽ góp phần tạo niềm tin và giải quyết một số điểm nghẽn về thanh khoản tại các dự án Nhà ở xã hội, góp phần “rã băng” thị trường địa ốc.

Đáng chú ý, động thái giảm lãi suất của các ngân hàng cũng đang góp phần đẩy nhanh tiến trình đảo chiều của thị trường. Việc giảm lãi suất còn tạo động lực cho các nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền.

Các chủ đầu tư lên kế hoạch mở bán dự án

Ngay từ thời điểm tháng 3, nhiều dự án đã bắt đầu khởi động bán hàng. Đơn cử như ở Hà Nội, dự án SOHO @ Heritage West Lake của CapitaLand Development, Moonlight 1 – An Lạc Green Symphony (Hoài Đức) rục rịch mở bán, tỏng khi đó dự án Masteri Waterfront và Masteri West Heights của Masteries Homes cũng tung ra giỏ hàng mới…

Tại Quảng Ninh, dự án The Dragon Castle ở Hạ Long, dự án Royal Riverside City… cũng bắt đầu chiến dịch bung hàng.

Tại TP.HCM, sự sôi động của thị trường bắt đầu trở lại với kế hoạch làm nóng thị trường của một số chủ đầu tư. Đơn cử như Masterise Homes đang đẩy mạnh bán hàng dự án chung cư Lumière Boulevard.

Theo Viện Nghiên cứu Kinh tế – Tài chính – Bất động sản Dat Xanh Services (DXS – FERI), các chủ đầu tư cũng đang lên kế hoạch mở bán dự án từ quý 2/2023, tiếp tục cung cấp các chính sách bán hàng nhằm hỗ trợ khách hàng trong bối cảnh lãi suất cao, hỗ trợ khách hàng vay không lãi suất, hỗ trợ lãi suất 2% – 5%… Ngoài ra, các đơn vị môi giới hoạt động với chiến lược tập trung nguồn lực vào các sản phẩm phù hợp xu hướng, đáp ứng nhu cầu ở thực.

“Thị trường bất động sản Việt Nam ghi nhận một vài tín hiệu tích cực trong ba tháng đầu năm 2023 khi tình hình lãi suất dần ổn định nhờ nỗ lực của Chính phủ. Điều này cải thiện tâm lý thị trường, đặc biệt với nhà đầu tư trong và ngoài nước có vốn mạnh tận dụng lúc “giao thời” này để đẩy nhanh quá trình thẩm định, đàm phán và giao dịch.Trong vài quý tới, thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến các thương vụ đầu tư quy mô lớn. Các phân khúc hồi phục tốt nhất là nhà ở, công nghiệp và bán lẻ, nhờ duy trì sức cầu và tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn. Xét trên tổng thể, điều này cho thấy Việt Nam vẫn là một trong những thị trường bất động sản được săn đón nhất trong khu vực nhờ được hậu thuẫn bởi các nền tảng vững chắc”, ông David Jackson, Tổng Giám Đốc Colliers (Việt Nam) nhận định.

Nguồn: ST

Nỗi khổ của nhà giàu khi sống trong những biệt thự đắt đỏ hàng chục tỷ đồng

Bỏ hàng chục tỷ ra mua biệt thự nhưng cuộc sống của những người giàu không phải hoàn hảo, vẫn có những phiền toái.

Dù sở hữu mức giá đắt đỏ, được đầu tư nội thất sang trọng và là nơi mà bao người mơ ước nhưng trong thực tế, chủ nhân của những dinh thự tiền tỷ ven đô cũng có những nỗi khổ riêng.

Năm 2018, ông Nguyễn Nhật mua một căn biệt thự rộng hơn 300m2 tại khu đô thị vùng ven Hà Nội với giá 19 tỷ đồng. Đến nay, căn biệt thự này tăng giá lên tới hơn 30 tỷ đồng. Thế nhưng, sau hơn 1 năm sống tại biệt thự, vợ chồng ông Nhật quyết định phải chuyển nhà.

Theo ông Nhật: “Ở biệt thự cô đơn lắm, hàng xóm gần như ít nói chuyện với nhau. Những đứa cháu tôi đến chơi mấy ngày đều chán vì không có bạn. Như vợ chồng tôi cũng thấy buồn vì vắng người, không có hàng xóm nói chuyện. Lúc ốm đau gọi các con về cũng rất lâu trong khi hàng xóm không quen ai”.

Cũng theo ông Nhật, vì căn biệt thự của ông ở vùng ven nên nhiều căn vẫn đang bỏ hoang, xung quanh trồng nhiều cây nên rất nhiều muỗi, dù đã phun thuốc liên tục. “Cuối cùng, chúng tôi quyết định chuyển về chung cư sống cho thuận tiện, gần con cháu. Căn biệt thự cho thuê lại với mức giá gần 30 triệu đồng/tháng. Mức giá này rất thấp so với việc nếu đem số tiền mua biệt thự gửi lãi tiết kiệm”, ông Nhật cho biết.

Ông Nhật cũng kể thêm: “Nhiều bạn bè của tôi ở độ tuổi này, mua biệt thự để hưởng tuổi già nhưng sau đó chấp nhận cho thuê. Họ còn đầu tư cả bể bơi, hệ thống vườn tược. Chi phí để vận hành không hề rẻ mà phải thực hiện thường xuyên, ngay cả khi không sử dụng. Mà thực sự, hai vợ chồng già đôi lúc nhu cầu không sử dụng tới. Con với các cháu bận đi học và làm. Muốn rủ bạn bè tới chơi nhưng mọi người đa phần đều bận.”.

Cũng như ông Nhật, chị Ngọc Mai bỏ ra hơn 20 tỷ để sở hữu căn biệt thự rộng 340m2 tại một khu đô thị ở Hưng Yên. Chị Mai cho biết, đây là căn biệt thự góc đẹp nhất ở khu. Thế nhưng, cuộc sống trong dinh thự tiền tỷ thực tế rất nhiều bất cập.

“Nhà tôi trồng rau và cây đều không thể ăn được. Thời gian đầu, cả nhà đều chăm chút vườn rau và cây ăn quả xung quanh nhà. Nửa năm sau tôi mới biết, qua thông báo của ban quản lý, họ phun thuốc tăng trưởng, thuốc dưỡng cây liên tục. Thế nên, có trồng rau hay cây ăn quả quanh nhà cũng không dám ăn vì sợ thuốc. Chưa kể, vào mùa nồm, tầng 1 luôn ẩm ướt. Vì xung quanh trồng nhiều cây nên rất lắm muỗi”.

Cũng theo chị Mai, cuộc sống trong căn biệt thự khá cô đơn. “Dãy tôi đang ở có hơn 10 nhà nhưng chỉ có 3 nhà chuyển tới ở. Đa phần biệt thự đều bỏ hoang. Trẻ con không có bạn chơi. Dù đi lại trong khu đô thị rất an toàn nhưng bọn trẻ không có bạn đồng trang lứa để chia sẻ, vui đùa. Nên tôi đều phải dành thời gian đưa con vào trong nội thành chơi vào cuối tuần. Thậm chí, có những ngày sinh nhật, mỗi lần thổi nến cho con chỉ có họ hàng, người thân”, chị Mai kể thêm.

Nguồn: ST

Tây Hồ – Vùng đất đáng sống của Thủ đô

Được mệnh danh là nơi địa linh nhân kiệt, Hồ Tây từ lâu đã nổi danh là một trong những mảnh đất đáng sống bậc nhất Thủ đô.

Quay về xa xưa, một Hồ Tây nghìn năm lịch sử

Đã từ lâu, dân gian vẫn truyền tụng nhau câu nói: “Địa vô Tây hồ, Thăng Long bất thành đô”, nghĩa là đất không có Hồ Tây thì Thăng Long không thành kinh đô. Như vậy để thấy Hồ Tây từ xưa đã mang địa thế quan trọng nơi mảnh đất kinh kỳ.

Nhìn về quá khứ, với vị trị đắc địa hội tụ cùng vẻ đẹp thơ mộng xao xuyến lòng người, Hồ Tây đã lọt vào “mắt xanh” của các triều đại phong kiến trở thành tâm điểm nghỉ mát, vui chơi giải trí. Đây là nơi được các bậc đế vương, thi nhân, tài tử, giai nhân dập dìu đến để vui chơi, thưởng ngoạn, bơi thuyền, uống rượu, ngắm hoa, ngắm trăng, coi như một chốn du ngoạn với phong cảnh nên thơ, hữu tình.

Ở Thăng Long còn nhiều hồ khác nhưng không có nơi nào đặc biệt như Hồ Tây, lại có nhiều di tích danh thắng ở xung quanh. Trong “Thăng Long tứ trấn” thì có 2 công trình đặc biệt đều nằm ở Hồ Tây, đó là đền Quán Thánh còn có tên là Trấn Vũ quán ở khu vực phía Bắc và đền Thủ Lệ, còn gọi là đền Voi Phục ở phía Tây Hồ Tây.

Từ thời Lý, Hồ Tây đã quy hoạch tổng thể với quy mô lớn và độc đáo bằng việc hình thành 13 làng nghề chuyên canh như: hoa cây cảnh ở Nghi Tàm, Ngọc Hà; quất ở Tứ Liên, Quảng Bá; đào ở Nhật Tân, Phú Thượng; cá cảnh ở Yên Phụ; trồng dâu, nuôi tằm ở Nghi Tàm; dệt lụa, the ở Bưởi; trồng thuốc Nam ở Đại Yên; đúc đồng ở Ngũ Xã….

Hồ Tây từ lâu đã khiến bao người phải si mê bởi vẻ đẹp cỏ cây, hoa lá; bởi sắc nước mây trời sóng sánh. Biết bao giai thoại, trầm tích “phủ bóng” lên nó khiến mảnh đất này trở thành vùng đất biểu tượng không thể không nhắc đến tại Hà Nội.

Đến hiện tại, vùng đất của sự phát triển vượt bậc

Đến nay, xuôi theo dòng chảy của dòng sông Hồng, mang theo cội nguồn lịch sử – văn hóa dân tộc Việt, quận Tây Hồ được đặt theo tên của Hồ Tây và dần trở thành nơi sở hữu những tiềm năng phát triển vượt bậc.

Không khó hiểu khi đất Tây Hồ được chính quyền Hà Nội quy hoạch trở thành một trong 2 khu hành chính mới đặt trụ sở cho 13 đại sứ quán, di dời 5 bộ ngành, 8 sở ngành bao gồm: Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Xây Dựng cùng hàng chục văn phòng của các tổ chức quốc tế và các trung tâm giải trítrụ sở văn phòng lớn của Lotte, Samsung, Daewoo…

Tiếp nối sự phát triển

Sở hữu vị trí huyết mạch của Thủ đô và những lợi thế cảnh quan tự nhiên, Hồ Tây đã sớm trở thành sự lựa chọn hàng đầu của những người thành đạt, là nơi các khu đô thị dành cho giới nhà giàu dần hình thành. Bên cạnh đó, giá trị gia tăng tài sản nơi đây cũng là yếu tố hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư. Tuy nhiên không phải khu vực ven sông hồ nào cũng có quỹ đất rộng lớn để triển khai nhiều dự án, đó là chưa kể đến những ràng buộc về quy hoạch được đặt lên hàng đầu.

Bởi vậy, sống gần Hồ Tây vẫn là một trong những mong ước của nhiều người Hà thành, bởi những lợi thế cảnh quan và địa thế hiếm có của vùng đất đáng sống này.

Liên hệ để nhận thông tin Biệt thự, Liền kề Tây Hồ Tây

Nguồn: ST