Chất lượng xây dựng các dự án bất động sản mang thương hiệu Vimefulland
Từ năm 2016 đến nay, những dự án mang thương hiệu Vimefulland đã hoàn thành xây dựng tổng cộng 09 tòa nhà cao tầng các loại, với số tầng 30 tầng, diện tích 45.000m2, đang xây dựng 06 tòa nhà cao tầng, với số tầng 30 tầng, diện tích72.000m2.
Đã hoàn thành xây dựng và bàn giao cho cư dân 420 căn biệt thự đơn lập, biệt thự liền kề, cao 3-5 tầng, diện tích 100.100 m2. Đang thi công hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật khu Công nghiệp 770.000m2. Với khối lượng công trình nhiều như trên, Vimefulland rất coi trọng tất cả các yếu tố có liên quan trong thiết kế và xây dựng dể đảm bảo chất lượng công trình hoàn hảo nhất.
I. Biện pháp thi công hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật đối với dự án The Eden Rose, dự án khu Công nghiệp CN3, dự án Tây Nam Kim Giang
- Nguyên tắc thiết kế
Ưu tiên bố trí các loại đường ống tự chảy, ống có kích thước lớn và phổ biến trên thị trường.
Bảo đảm khoảng cách tối thiểu theo quy phạm giữa các đường ống với nhau và với công trình xây dựng cả về chiều ngang và chiều đứng.
Các công trình cố gắng bố trí song song với nhau và với tim đường quy hoạch, hạn chế giao cắt nhau.
Các đường ống cố gắng bố trí trên hè đường, hoặc các giải phân cách, hạn chế bố trí dưới lòng đường khi không cần thiết.
Vị trí, khoảng cách theo chiều đứng và chiều ngang xem chi tiết trên mặt cắt ngang cũng như các bản vẽ Quy hoạch thoát nước mưa, Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường, Quy hoạch cấp nước, Quy hoạch cấp điện.
Đối với mạng lưới các đường cáp điện, thông tin liên lạc, cáp truyền hình trên các đường nhánh, đường vào nhà ở sẽ được đặt trong hệ thống ống gen bằng nhựa hoặc trong các rãnh xây có nắp đan bê tông cốt thép, bố trí dọc vỉa hè.
Đối với hệ thống thoát nước mưa, nước bẩn do phải đảm bảo về độ dốc, độ chôn sâu, nên đặt theo các tuyến riêng.
Khi thi công cần xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật để tránh đào bới đường.
- Khảo sát hiện trạng
Trong quá trình thiết kế cũng như thi công, Vimefulland luôn chú trọng khảo sát kỹ hiện trường thực tế, để đưa ra các giải pháp đảm bảo điểm đấu nối điện, cấp nước, thoát nước mưa và thoát nước thải của các Dự án khi vào vận hành đặc biệt trong các trường hợp các Dự án xung quanh chưa đồng bộ hóa về hạ tầng kỹ thuật.
- Về thiết kế
Hồ sơ thiết kế hạ tầng kỹ thuật ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành; đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu tại vị trí Dự án; còn phải phù hợp với hiện trạng thực tế xung quanh Dự án.
Khi thiết kế phần hạ tầng kỹ thuật phải định vị các mốc công trình, mốc cột điện, tủ điện để đảm bảo định vị chính xác trong quá trình thi công, phải có bản vẽ mặt cắt bố trí các hệ thống kỹ thuật cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải, cấp điện, điện chiếu sáng, thông tin liên lạc và phải chỉ dẫn cách triển khai qua các điểm giao cắt hố ga, hố trồng cây, móng tủ điện, móng cột đèn…Nguyên tắc thiết kế không được để cột điện, hố ga, tủ điện, cây xanh trước cổng công trình hoặc ảnh hưởng đến lối vào dự án.
- Về thi công
Thi công hệ thống hạ tầng theo trình tự: Thi công san lấp; Thi công hạng mục thoát nước mưa; Thi công hạng mục thoát nước thải; Thi công hạng mục cấp nước; thi công hạng mục cấp điện; Thi công hạng mục nền hạ, nền thượng, đá dăm, Bê tông nhựa; Thi công vạch sơn, biển báo; cột điện chiếu sáng , trồng cây xanh; Thi công hoàn thiện vỉa hè.
Trong quá trình thi công hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần tuân thủ đúng hồ sơ thiết kế, đảm bảo chất lượng các hạng mục theo các quy định hiện hành, đảm bảo an toàn giao thông,an toàn PCCC…..
II. Biện pháp thi công móng công trình tòa nhà chung cư cao tầng
- Về khảo sát địa kỹ thuật: Việc khảo sát địa kỹ thuật là khâu mấu chốt, do vậy nhất thiết phải do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện. Trước tiên phải nghiên cứu lịch sử thành tạo địa chất và điều kiện địa chất công trình tại địa điểm xây dựng, tham khảo những tài liệu đã có tại khu vực sẽ xây dựng công trình và những công trình lân cận. Xác định số lượng, vị trí và chiều sâu các điểm khảo sát cùng với phương pháp khảo sát
Về khối lượng công tác khảo sát phải bao quát toàn bộ diện tích xây dựng công trình, các hạng mục nhỏ đến đâu thì số điểm khảo sát tối thiểu cũng không được ít hơn 3. Về vị trí các điểm khảo sát thì phải bố trí theo chu vi móng và một số điểm ở ngay giữa công trình để thiết lập được các mặt cắt địa chất. Về chiều sâu các điểm khảo sát, phải vượt qua tầng chịu nén Ha. Thông thường đối với móng cọc, chiều sâu các hố khoan và các hố xuyên phải vượt qua đầu mũi cọc dự kiến từ 7 m 50 đến 10 m, như vậy mới đủ số liệu địa chất để thiết kế cọc và tính lún cho móng cọc. Về phương pháp khảo sát, thông thưòng hiện nay, đối với nhà cao tầng, người ta dùng máy khoan địa chất, xuyên tỉnh CPT (với chiều sâu tối đa 30 m), xuyên tiêu chuẩn SPT (với chiều sâu lớn hơn 30 m, có thể đến 100 m hoặc hơn). Các thiết bị thí nghiệm trong phòng và hiện trường đủ điều kiện cung cấp các chỉ tiêu cơ lý của đất nền để tính toán, thiết kế nền móng. Phải xác định mực nước dưới đất theo mùa và tính chất ăn mòn đối với bêtông. Đặc biệt đối với nền móng các công trình lân cận phải tiến hành quan sát đo vẽ, chụp ảnh… kỹ lưỡng
- Về Thiết kế: Thông thường, đối với nhà cao tầng (dưới 30 tầng) dùng móng cọc khoan nhồi. đường kính cọc phổ biến từ D800 đến D1400. Chiều dài cọc thường dùng 40 m đến 60 m. Đầu cọc phải cắm vào tầng đất tốt, có chỉ số xuyên tiêu chuẩn NSPT > 50. Đài cọc phải có chiều dày bằng hoặc lớn hơn 2 lần đường kính cọc khoan nhồi.Cần phải kiểm tra chất lượng bêtông cọc khoan nhồi bằng phương pháp siêu âm. Ngoài việc tính toán sức chịu tải của cọc bằng lý thuyết dựa vào kết quả khảo sát địa chất công trình, còn phải thí nghiệm sức chịu tải của cọc tại hiện trường khi sức chịu tải của cọc rất lớn.
Phần tường chắn: Dựa trên tài liệu báo cáo khảo sát địa chất và chiều sâu tầng hầm, Vimefulland sử dụng tường chắn dày 400mm-600mm và chú ý vấn đề chống thấm cho tầng hầm, Nếu dùng tường trong đất làm tường tầng hầm thì phải chú ý đảm bảo chất lượng bê tông thật tốt và đặc biệt là các gioăng chống thấm giữa các Barét tạo nên các bức tường trong đất.
- Về thi công: Để đảm bảo chất lượng các công ty xây dựng cần nghiêm túc thực hiện tăng cường quản lý chất lượng và đảm bảo an toàn khi xây dựng tầng hàm nhà cao tầng. Cần có thiết kế kỹ thuật thi công và biện pháp thi công tầng hầm nhà cao tầng, đặc biệt là việc bảo vệ hố đào sâu để đảm bảo an toàn cho các công trình lân cận. Chủ đầu tư thuê tư vấn độc lập thẩm tra biện pháp thi công tầng hầm. Tư vấn độc lập phải có trình độ và kinh nghiệm, nhất là về địa kỹ thuật. Phải điều tra, nghiên cứu kỹ về thực trạng các công trình lân cận, nhất là phần nền móng để có biện pháp hiệu quả. Phải quan trắc để đảm bảo cho kết cấu bảo vệ hố đào sâu, cho kết cấu nền móng, cho tầng hầm và cả công trình được an toàn, ổn định
III. Về mặt qui phạm áp dụng:
Vimefulland đã đưa vào qui phạm Châu Âu, Mỹ, Nhật, Đài Loan và Trung Quốc. Tuy nhiên, với bất kỳ qui phạm nào đều phải thỏa mãn được qui phạm Việt Nam. Nói chung thì công trình nhiều tầng áp dụng qui phạm Việt Nam, công trình cao tầng áp dụng qui phạm Mỹ và Nhật.
QCVN 07:2016/BXD – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật
Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41: 2016/BGTVT;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về nước thải công nghiệp QCVN 40:2011/BTNMT;
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2019/BXD Nhà chung cư
Các tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng:
TCVN 2737 – 1995: Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế
TCXD 229 – 199: Chỉ dẫn tính toán thành phần động của tải trọng gió
TCVN 9386-1: 2012: Thiết kế công trình chịu động đất
TCVN 5574 – 2012: Kết cấu bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 198-1997: Nhà cao tầng. Thiết kế kết cấu bê tông cốt thép toàn khối.
TCVN 5573 – 1991: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép.
Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 5575 – 2012: Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế
TCVN 9362 – 2012: Nền và nhà công trình – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 194 – 2006: Nhà cao tầng – Công tác khảo sát địa kỹ thuật.
TCVN 10304 – 2014: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 205 – 1995: Móng cọc – Tiêu chuẩn thiết kế.
TCVN 9379 – 2012: Kết cấu xây dựng và nền. Nguyên tắc cơ bản về tính toán
TCVN 9393 – 2012: Cọc- Phương pháp thử nghiệm tại hiện trường bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục
TCVN 9395 – 2012: Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TVCN 9396 – 2012: Cọc khoan nhồi – Phương pháp xung siêu âm xác định tính đồng nhất của bê tông cọc
Các tiêu chuẩn tham khảo: Tiêu chuẩn Eurocodes.
Các tiêu chuẩn thiết kế hạ tầng kỹ thuật về đường giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, điện chiếu sáng, TTLL… hiện hành
- IV. Về thiết kế
Để đưa vào khái niệm thiết kế theo phong cách kiến trúc hiện đại, cổ điển, tân cổ điển, Vimefulland chỉ định Công ty thiết kế NKB đến từ nước Pháp, đăng ký hành nghề tại Việt Nam để hoàn tất bản vẽ hạ tầng, kết cấu và bản vẽ thi công chi tiết, đơn vị thiết kế NKB đều hội đủ kiến trúc sư và kỹ sư nước ngoài có trình độ cao; Vimefulland cũng đưa vào giải pháp thiết kế phân chia các tuyến đường giao thông khu vực, giao thông nội khu dự án và tuyến đường dành cho người đi bộ, và tách riêng khu cây xanh và khu nghỉ ngơi tại các khu phố qui mô lớn; thiết kế dạng không gian lớn không có đà và cột để có thể mở rộng và phân cách không gian tùy ý; thiết kế kết cấu ống thép kết hợp bê tông.
- Yêu cầu chung về thiết kế
Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và đồ án quy hoạch chi tiết phải tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch xây dựng và các quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Các quy định trong Luật quy hoạch đô thị liên quan đến Thiết kế đô thị được cụ thể hóa tại các chương II, III, IV của Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/05/2013 của Bộ xây dựng.
Đối với Thiết kế đô thị riêng phải lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế. Cấp phê duyệt nhiệm vụ và đồ án Thiết kế đô thị riêng là Sở Xây dựng hoặc Sở Quy hoạch Kiến trúc. Việc lập nhiệm vụ và đồ án thiết kế độ thị riêng phái có đầy đủ năng lực theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị. Kiến trúc sư chủ nhiệm đồ án Thiết kế đô thị riêng phải có kinh nghiệm về thiết kế kiến trúc công trình và bảo tồn di sản, di tích. Đối tượng lập Thiết kế đô thị riêng gồm: Thiết kế đô thị cho một tuyến phố; Thiết kế đô thị cho các ô phố, lô phố.
- Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch phân khu
a) Xác định các chỉ tiêu khống chế về khoảng lùi: Xác định khoảng lùi trên cơ sở đánh giá hiện trạng cốt nền và kiến trúc cảnh quan, địa hình tự nhiên, tính chất và chức năng các tuyến phố chính.Việc xác định khoảng lùi công trình phải phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
b) Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm, dọc các trục đường chính, các khu vực không gian mở, các công trình điểm nhấn
– Cảnh quan đô thị khu vực trung tâm: Xác định mật độ xây dựng và chiều cao công trình kiến trúc của từng khu vực. Tỷ lệ (%) cây xanh trong khu vực trung tâm; Nội dung thiết kế cải tạo, chỉnh trang đối với khu vực trung tâm hiện hữu và giải pháp kiến trúc cảnh quan khu vực trung tâm mới để tạo nét đặc thù đô thị.
– Cảnh quan đô thị dọc các trục đường chính: Đề xuất nguyên tắc bố cục và hình khối kiến trúc trên cơ sở phù hợp với điều kiện tự nhiên, tập quán văn hóa xã hội và đặc thù khu vực; Cây xanh cho các trục đường chính: cần khai thác tối đa chủng loại cây xanh sẵn có tại dự án. Các tuyến đường sông cần bảo tồn cảnh quan tự nhiên, đề xuất ý tưởng thiết kế cảnh quan kiến trúc, kiến trúc của cầu, kè sông, lan can.
– Các khu vực không gian mở: Đề xuất về chức năng cho các không gian mở trong khu vực nghiên cứu. Xác định không gian kiến trúc cảnh quan mở về: hình khối kiến trúc, khoảng lùi, cây xanh, quảng trường. Nghiên cứu không gian kiến trúc cảnh quan tại các ngã, nút giao thông đô thị lớn và trong từng khu vực.
– Các công trình điểm nhấn: Cụ thể hóa Thiết kế đô thị theo đồ án quy hoạch chung, nêu ý tưởng kiến trúc công trình điểm nhấn theo tính chất công trình, cảnh quan xung quanh. Điểm nhấn ở các vị trí điểm cao cần khai thác địa thế và cảnh quan tự nhiên, hoặc đã có công trình kiến trúc, hoặc đề xuất xây dựng công trình mới, giải pháp giảm thiểu sự lấn át của các kiến trúc xung quanh. Điểm nhấn ở các vị trí khác được cụ thể bằng việc đề xuất xây dựng công trình hoặc cụm công trình kiến trúc, hoặc không gian kiến trúc cảnh quan.
– Khu vực các ô phố: Xác định về mật độ, tầng cao xây dựng, ngôn ngữ và hình thức kiến trúc, thể loại công trình đối với khu vực đô thị mới. Giải pháp bảo tồn tôn tạo đối với khu phố cổ, khu phố cũ. Giải pháp tổ chức cảnh quan cây xanh, mặt nước, tiện ích đô thị.
- Thiết kế đô thị trong đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
a) Xác định các công trình điểm nhấn trong khu vực quy hoạch theo các hướng tầm nhìn: Cụ thể hóa các công trình điểm nhấn được xác định từ quy hoạch phân khu, định hình thiết kế kiến trúc công trình phù hợp với tính chất sử dụng và tạo thụ cảm tốt. Trong trường hợp điểm nhấn không phải là công trình kiến trúc, có sử dụng không gian cảnh quan là điểm nhấn thì cần cụ thể hóa về cây xanh, mặt nước, địa hình tự nhiên, nhân tạo.
b) Xác định chiều cao xây dựng công trình: Tổ chức không gian và chiều cao cho toàn khu vực nghiên cứu và cụ thể đối với từng lô đất. Xác định chiều cao công trình trên cơ sở tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng, phù hợp với mật độ xây dựng và cảnh quan, cây xanh, mặt nước trong khu vực đô thị đã được quy định trong quy hoạch phân khu.
c) Xác định khoảng lùi công trình trên từng đường phố, nút giao thông: Xác định cụ thể khoảng lùi đối với công trình kiến trúc trên từng đường phố, nút giao thông; đề xuất các giải pháp khả thi để sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị hiện hữu bằng các giải pháp: trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố, hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác. Đề xuất khoảng lùi tạo không gian đóng/mở bằng phương án thiết kế trên cơ sở thực trạng và giải pháp nhằm làm phong phú không gian kiến trúc cảnh quan, đảm bảo tiện lợi trong khai thác sử dụng. Việc xác định khoảng lùi tối thiểu của công trình phải tuân thủ quy hoạch phân khu, các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng hiện hành.
d) Xác định hình khối, màu sắc, hình thức kiến trúc chủ đạo của các công trình kiến trúc
– Đối với hình khối kiến trúc: Cụ thể hóa quy hoạch phân khu: thiết kế về tổ chức không gian cảnh quan, tạo lập hình ảnh kiến trúc khu vực. Xác định khối tích các công trình bằng giải pháp: hợp khối hoặc phân tán. Đề xuất giải pháp cho các kiến trúc mang tính biểu tượng, điêu khắc.
– Đối với hình thức kiến trúc chủ đạo: Đề xuất hình thức kiến trúc chủ đạo là kiến trúc hiện đại hoặc kiến trúc kết hợp với truyền thống; kiến trúc mái dốc hoặc mái bằng, cốt cao độ của các tầng, hình thức cửa, ban công, lô gia. Đề xuất các quy định bắt buộc đối với các kiến trúc nhỏ khác về: kích cỡ, hình thức các biển quảng cáo gắn với công trình. Màu sắc chủ đạo của công trình kiến trúc phải phù hợp với tính chất và lịch sử khu đô thị, cảnh quan thiên nhiên khu vực, tập quán và sự thụ cảm của người bản địa về vật liệu, màu sắc.
e) Hệ thống cây xanh mặt nước và quảng trường
– Đối với hệ thống cây xanh: Thiết kế hệ thống cây xanh phải sử dụng chủng loại cây xanh đô thị, đảm bảo yêu cầu về môi trường và cảnh quan, phù hợp với mặt cắt hè đường và điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khu vực. Xác định hệ thống cây xanh đường phố, vườn hoa, công viên.
– Đối với mặt nước (sông, hồ): đề xuất phương án thiết kế trên cơ sở kết hợp giữa mặt nước và hệ thống cây xanh.
– Đối với quảng trường: cụ thể hóa trên cơ sở quy hoạch phân khu. Đề xuất phương án kiến trúc khu vực bao quanh quảng trường, với việc sử dụng vật liệu, màu sắc, ánh sáng, cây xanh.
- Thiết kế đô thị trong đồ án thiết kế đô thị riêng
a) Quy định về nhiệm vụ thiết kế
– Việc lập nhiệm vụ của đồ án Thiết kế đô thị riêng cần xác định phạm vi lập Thiết kế đô thị, mục tiêu, nguyên tắc và các quy định về nội dung cần đạt được đối với Thiết kế đô thị và hồ sơ sản phẩm của đồ án Thiết kế đô thị.
– Đánh giá hiện trạng và phân tích tổng hợp (lập bảng biểu hệ thống sơ đồ và các bản vẽ minh họa) về: số lượng, tương quan tỷ lệ (%) giữa các thể loại công trình, vật thể kiến trúc; khoảng lùi, chiều cao, màu sắc cho các công trình kiến trúc; cây xanh, địa hình cốt cao độ và hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
– Nội dung nghiên cứu thiết kế đồ án Thiết kế đô thị riêng: Tổ chức không gian quy hoạch, kiến trúc và cảnh quan. Bảo tồn đô thị đối với các đô thị cổ, đô thị cũ…( nếu có). Yêu cầu đối với hệ thống hạ tầng. Đánh giá tác động môi trường.
b) Nội dung đồ án Thiết kế đô thị cho một tuyến phố
– Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố mới: Đánh giá hiện trạng đề xuất Thiết kế đô thị về: mật độ, tầng cao, khoảng lùi, tỷ lệ cây xanh trên tuyến phố. Các nội dung này phải tuân thủ theo quy hoạch chung và quy hoạch phân khu đã được duyệt. Định hình các khối và hình thức kiến trúc chủ đạo, kiến trúc chính: màu sắc, vật liệu sử dụng trong kiến trúc; cụ thể hóa bằng thiết kế sơ bộ kiến trúc các công trình điểm nhấn và những kiến trúc nhỏ khác. Thiết kế tổng thể hệ thống cây xanh và cảnh quan, chỉ định chủng loại, kích cỡ cây xanh.
– Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan tuyến phố cũ: Đánh giá hiện trạng kiến trúc trên tuyến phố. Xác định mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, tầng cao: Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi cho tuyến phố và từng công trình, tuân thủ nguyên tắc không được phá vỡ cấu trúc không gian truyền thống khu vực và các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành. Phương án thiết kế cụ thể chiều cao kiến trúc công trình cho tuyến phố gắn với mật độ xây dựng. Giải pháp kiểm soát tầng cao cho cả tuyến phố, từng đoạn phố.
– Định hình về kiến trúc: Về hình khối và hình thức kiến trúc chủ đạo: theo xu hướng truyền thống hoặc hiện đại hoặc kết hợp. Cụ thể hóa kiến trúc ở những thành phần như: mái, cốt cao các tầng, cửa, ban công, lô gia.. Định hình công trình kiến trúc điểm nhấn. Đề xuất kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng, điêu khắc và trang trí gắn kết với ngôn ngữ hình khối chung của khu vực. Đối với các biển quảng cáo cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp. Chỉ định màu sắc chủ đạo trên tuyến phố phù hợp với tập quán, văn hóa. Đề xuất giải pháp thiết kế cụ thể, có tính khả thi, sửa chữa những khiếm khuyết trong đô thị cũ bằng việc trồng cây xanh bổ sung, làm mái hiên dọc hè phố hoặc bằng các biện pháp kỹ thuật khác.
+ Đối với hệ thống cây xanh và cảnh quan: lựa chọn chủng loại cây xanh có màu sắc, kích cỡ phù hợp với tuyến phố và sẵn có tại địa phương. Giải pháp thiết kế mặt nước kết hợp cây xanh đảm bảo phù hợp với cảnh quan xung quanh.
+ Đối với các khu di tích, các công trình di sản văn hóa cần khoanh vùng bảo vệ theo Luật di sản, kiểm soát việc xây dựng các công trình xung quanh.
– Trong trường hợp hai tuyến phố cũ và mới liên thông cần phải đề xuất về giải pháp thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan đảm bảo sự kết nối hài hòa giữa tuyến phố mới và tuyến phố cũ.
– Nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật: Về giao thông: xác định mặt cắt đường, vỉa hè, biển báo giao thông. Hạ tầng kỹ thuật khác: xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, các yêu cầu cụ thể đối với tuyến phố, phạm vi và hành lang bảo vệ các công trình ngầm, nổi và trên cao. Đề xuất thiết kế sơ bộ các hệ thống trang thiết bị hạ tầng đồng bộ, các công trình tiện ích đường phố và chiếu sáng đô thị.
c) Nội dung của đồ án Thiết kế đô thị cho một ô phố, lô phố
– Nội dung Thiết kế đô thị riêng quy định tại điều này được áp dụng chung cho ô phố, lô phố trong đô thị cũ hoặc khu vực cần cải tạo.
– Nội dung thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan: Xác định mật độ xây dựng, tầng cao, khoảng lùi công trình trên ô phố. Khống chế chiều cao công trình tối đa, tối thiểu đối với ô phố, lô phố. Đề xuất nội dung và phương án thiết kế khoảng lùi công trình không được phá vỡ cấu trúc truyền thống khu vực, đáp ứng tiện ích công trình và phù hợp với cảnh quan chung. Quy định cụ thể giới hạn chiều cao tầng một (hoặc tầng trệt) trở xuống, kích thước và cốt cao độ của các ban công, lô gia, mái.
+ Định hình về kiến trúc: Công trình điểm nhấn, ngôn ngữ kiến trúc chủ đạo, bố cục và phân bổ các công trình theo chức năng, hình thức kiến trúc của từng thể loại công trình. Hình thức kiến trúc, giải pháp tổ chức các không gian lõi bên trong ô phố, lô phố: các không gian công cộng, giao thông nội bộ, không gian đi bộ, giải trí, thể dục thể thao, cây xanh, mặt nước. Giải pháp thiết kế phải kế thừa, đảm bảo hài hòa hình thức kiến trúc đặc trưng với kiến trúc mới, hiện đại. Đề xuất thiết kế kiến trúc nhỏ mang tính biểu tượng, điêu khắc và trang trí gắn kết với ngôn ngữ hình khối chung của khu vực. Đối với các biển quảng cáo cần đề xuất kích cỡ, màu sắc, tỷ lệ phù hợp. Sử dụng màu sắc, vật liệu cho công trình kiến trúc phải phù hợp với truyền thống và tập quán khu vực, hài hòa với cảnh quan tự nhiên chung đô thị.
+ Đối với hệ thống cây xanh và cảnh quan: giải pháp thiết kế cây xanh kết hợp với mặt nước, cảnh quan tự nhiên khu vực. Lựa chọn chủng loại cây xanh sẵn có tại địa phương, có kích cỡ, màu sắc phù hợp phương án thiết kế.
+ Giải pháp bảo tồn, tôn tạo, khoanh vùng bảo vệ đối với các công trình di tích văn hóa lịch sử theo Luật di sản, các quy định quản lý xây dựng các công trình xung quanh.
– Nội dung thiết kế hạ tầng kỹ thuật: Về giao thông: xác định mặt cắt lòng đường, vỉa hè, biển báo giao thông. Thiết kế sơ bộ hình thức, màu sắc, vật liệu và chỉ định phương tiện giao thông cho các tuyến giao thông nội bộ; Hạ tầng kỹ thuật khác: đề xuất thiết kế sơ bộ các hệ thống trang thiết bị hạ tầng đồng bộ, các công trình tiện ích đường phố và chiếu sáng đô thị.
– Đối khu vực quảng trường chính, khu công cộng đặc thù trong đô thị và một số loại hình khác có thể áp dụng theo đồ án Thiết kế đô thị cho một ô phố.
d) Quy định quản lý theo Thiết kế đô thị riêng
– Quy định những vấn đề cụ thể trong công tác quản lý theo nội dung của đồ án Thiết kế đô thị riêng. Về không gian kiến trúc cảnh quan. Hệ thống hạ tầng đô thị và môi trường.
– Tổ chức thực hiện theo đồ án Thiết kế đô thị riêng. Trách nhiệm của các cấp chính quyền, tổ chức cá nhân liên quan.
V. Về mặt gọi thầu, mời thầu công trình, hệ thống hạ tầng
- Mục tiêu cơ sở và quy trình thực hiện đấu thầu
– Quy trình đấu thầu gồm: chuẩn bị, tổ chức đấu thầu, xét thầu, thẩm định và phê duyệt. Thực hiện công bố trúng thầu, thỏa thuận hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.
– Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở từng gói đấu thầu.
– Mục tiêu của đấu thầu nhằm thực hiện tính cạnh tranh công bằng và minh bạch trong quá trình đấu thầu. Qua đó, giúp lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả tiến độ của dự án.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu
– Đấu thầu rộng rãi là hình thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu. Bên mời thầu công khai về thời gian, điều kiện dự thầu trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đây là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
– Đấu thầu hạn chế: Đây là hình thức mà Bên mời thầu mời tối thiểu là 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu phải được người hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận. Hình thức này chỉ được xem xét áp dụng điều kiện sau:
+ Các nguồn vốn sử dụng yêu cầu hình thức đấu thầu hạn chế.
+ Do một số lí do cụ thể của gói thầu mà việc đấu thầu hạn chế có lợi thế hơn.
+ Chỉ có một số nhà thầu có khả năng đáp ứng được yêu cầu quy chế đầu thầu từ bên mời thầu.
- Chỉ định thầu: Đây là hình thức nhà thầu trực tiếp chọn nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
– Hình thức này chỉ được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt sau: Trường hợp do thiên tai dịch bệnh, được phép chỉ định ngay đơn vị có đủ khả năng để thực hiện công việc kịp thời. Sau đó, phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nội dung chỉ định thầu để được xem xét phê duyệt. Gói thầu có tính chất bí mật quốc gia, nghiên cứu thử nghiệm, bí mật an ninh, bí mật quốc phòng. Được Thủ tướng Chính phủ quyết định. Gói thầu do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trên cơ sở báo cáo thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đồng thời, kèm với ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài trợ vốn và các cơ quan có liên quan.
– Trong báo cáo đề nghị chỉ định gói thầu nêu rõ ba nội dung sau: Lý do chỉ định thầu của Bên mời thầu. Kinh nghiệm và năng lực về mặt tài chính, kỹ thuật của nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu. Giá trị và khối lượng đã được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt làm căn cứ cho chỉ định thầu.
- Chào hàng cạnh tranh: Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị dưới 2 tỷ đồng. Phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trong mỗi gói thầu. Dựa trên yêu cầu của Bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể được thực hiện bằng cách gửi bằng fax, gửi trực tiếp, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
- Mua sắm trực tiếp: Hình thức này được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện. Với điều kiện, chủ đầu tư có nhu cầu tăng thêm khối lượng công việc. Hoặc số lượng hàng hóa mà trước đó đã được tiến hành đấu thầu. Điều này phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã ký trước đó. Trước khi ký hợp đồng, nhà thầu phải chứng minh có đủ năng lực về tài chính và kỹ thuật để thực hiện gói thầu.
- Điều kiện thực hiện đấu thầu
– Tổ chức đấu thầu chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau: Kế hoạch và hồ sơ mời thầu đã được người hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giấy phép đầu tư hoặc văn bản quyết định đầu tư của người có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc để chuẩn bị dự án hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác để thực hiện dự án. Điều kiện tổ chức đấu thầu là có văn bản đồng ý của người hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được duyệt.
– Nhà thầu tham gia đấu thầu phải đảm bảo các điều kiện sau: Có đủ năng lực về mặt kỹ thuật và tài chính đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Có giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà sản xuất. Áp dụng đối với gói thầu mua sắm thiết bị phức tạp được quy định trong hồ sơ mời thầu. Tham gia một đơn dự thầu trong một gói thầu, dù là liên doanh hay đơn phương dự thầu. Trường hợp Tổng công ty đứng tên dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham gia với tư cách là nhà thầu độc lập trong cùng một gói thầu. Bên mời thầu không được tham dự với tư cách là nhà thầu đối với gói thầu do mình tổ chức.
- Điều kiện tham gia đấu thầu
– Nhà thầu là tổ chức hợp pháp đủ các điều kiện sau đây: Hoạch toán tài chính độc lập. Có đăng ký thành lập do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cấp. Nơi mà nhà thầu đang hoạt động cấp. Không lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ không có khả năng chi trả theo quy định của pháp luật. Đang trong giai đoạn không giải thể. Có đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Theo quy định tại Điều 6 của Luật Đấu thầu, đảm bảo việc cạnh tranh công bằng. Có tên trong danh sách ngắn đối với các trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn. Đang trong thời gian không bị cấm tham dự thầu.
– Đối với nhà thầu nước ngoài khi tham dự thầu quốc tế tại Việt Nam. Bắt buộc phải liên doanh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu trong nước. Trừ trường hợp, nhà thầu trong nước không đủ khả năng tham gia vào bất kỳ công việc nào của gói thầu.
– Nhà thầu là cá nhân có tư cách hợp lệ, đủ các điều kiện sau đây: Có chứng chỉ hoạt động chuyên môn phù hợp theo quy định của pháp luật. Trong thời gian không bị cấm tham dự thầu. Đăng ký hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nhà nước
- Về mặt quản lý thi công công trình:
Chúng tôi mời công ty quản lý tư vấn chuyên nghiệp có kinh nghiệm quản lý công trình để quản lý và giám sát toàn diện công trình nhà ở, riêng phần công trình cơ sở hạ tầng do Công ty cổ phần Kiểm định xây dựng và tư vấn giám sát công trình Vimefulland trực tiếp tiến hành giám sát và quản lý.
VI. Về mặt quản lý hợp đồng công trình
Trong hoạt động kinh tế nói chung và hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng nói riêng, hợp đồng thi công xây dựng công trình là một căn cứ pháp lý hết sức quan trọng. Do đó, hợp đồng thi công xây dựng công trình sẽ điều chỉnh quan hệ giữa bên giao thầu và bên nhận thầu xuyên suốt từ lúc ký hợp đồng, thi công công trình đến hoàn thiện công trình.
– Yêu cầu trong chất lượng sản phẩm và nghiệm thu, bàn giao sản phẩm hợp đồng thi công. Theo đó, yêu cầu về chất lượng sản phẩm của hợp đồng thi công: Công trình phải được thi công theo bản vẽ thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật được nêu trong hồ sơ mời thầu phù hợp với hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng cho dự án và các quy định về chất lượng công trình, xây dựng của nhà nước có liên quan.
– Bên nhận thầu phải có sơ đồ và thuyết minh hệ thống quản lý chất lượng thi công, giám sát chất lượng thi công của mình. Bên nhận thầu phải cung cấp cho bên giao thầu các kết quả thí nghiệm vật liệu, sản phẩm của công việc hoàn thành. Các kết quả thí nghiệm này phải được thực hiện bởi phòng thí nghiệm hợp chuẩn theo quy định. Bên nhận thầu đảm bảo vật tư, thiết bị được cung cấp có nguồn gốc xuất xứ như quy định của hồ sơ hợp đồng.
– Đối với vấn đề bảo hiểm và bảo hành theo hợp đồng thi Công: việc chủ đầu tư mua bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng đối với công trình có ảnh hưởng đến an toàn cộng đồng, môi trường, công trình có yêu cầu kỹ thuật đặc thù, điều kiện thi công xây dựng phức tạp. Trường hợp, phí bảo hiểm này đã được tính vào giá hợp đồng thì bên nhận thầu thực hiện mua bảo hiểm công trình theo quy định. Bên nhận thầu phải thực hiện mua các loại bảo hiểm cần thiết, bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường, bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm đối với bên thứ ba, để bảo đảm cho hoạt động của mình theo quy định của pháp luật.
– Vấn đề bảo hành: Bên nhận thầu có trách nhiệm bảo hành công trình, bảo hành thiết bị theo đúng các thỏa thuận trong hợp đồng. Các thỏa thuận của các bên hợp đồng về thời hạn bảo hành, mức bảo đảm bảo hành phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng. Bảo đảm bảo hành có thể thực hiện bằng hình thức bảo lãnh hoặc hình thức khác do các bên thỏa thuận, nhưng phải ưu tiên áp dụng hình thức bảo lãnh.
Áp dụng mẫu hợp đồng thi Công: sử dụng hợp đồng thi công giữa chủ đầu tư và nhà thầu, trong trường hợp bên giao thầu là tổng thầu thì các bên vận dụng mẫu hợp đồng này để thực hiện cho phù hợp. Khi sử dụng mẫu hợp đồng công bố kèm theo Thông tư này để thỏa thuận, ký kết hợp đồng thì các bên căn cứ vào yêu cầu, Điều kiện cụ thể của gói thầu, các quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP thực hiện.
Các chủ đầu tư kiên trì sự thành thật tin tưởng với Nhà nước, tin tưởng với khách hàng, xây dựng quan hệ hợp tác với nhà thầu, nhà cung cấp trên tinhthần bình đẳng và uy tín. Trong hàng ngàn loại hợp đồng đã ký kết, chủ đầu tư không có nợ một đồng của bất cứ một nhà thiết kế, nhà thầu thi công và nhà cung cấp nào, nghiêm chỉnh chấp hành điều khoản FIDIC và qui định mậu dịch Quốc tế .
VII. Về mặt quản lý chất lượng công trình
- Phân định rõ trách nhiệm giám sát
Khoản 1, Điều 1, Thông tư sửa đổi phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của giám sát trưởng, giám sát viên trong công tác quản lý chất lượng theo quy định tại Điều 26, Nghị định số 46/2015/NĐ-CP.
Khoản 3, Điều 1 làm rõ hơn về thời gian, nội dung thực hiện của cơ quan chuyên môn về xây dựng công tác kiểm tra nghiệm thu để phù hợp với các yêu cầu thực tế.
Khoản 4, Điều 1 bổ sung quy định về quản lý công tác thí nghiệm hiện trường trong quá trình thi công xây dựng công trình.
Khoản 5, Điều 1 bổ sung quy định về quan trắc công trình, bộ phận công trình trong quá trình thi công xây dựng.
Cục Giám định Nhà nước về chất lượng CTXD cho biết, trong pháp luật hiện hành chưa có các quy định cụ thể về trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn giám sát trưởng và các giám sát viên dẫn tới việc phân định trách nhiệm giữa giám sát trưởng và các giám sát viên trong thực tế không rõ ràng, đặc biệt trong việc xử lý các vi phạm, khó phân định trách nhiệm của từng cá nhân giám sát. Vì vậy, Thông tư 04 bổ sung các quy định về trách nhiệm và quyền hạn của tư vấn giám sát trưởng và các giám sát viên để đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.
Về quy định lập báo cáo của tư vấn giám sát thi công xây dựng, trong thực tế có không ít chủ đầu tư lựa chọn các đơn vị tư vấn giám sát khác nhau để thực hiện giám sát các hạng mục của công trình, gói thầu khác nhau hoặc có sự thay thế, điều chỉnh tổ chức tư vấn giám sát, cá nhân thực hiện giám sát. Mặt khác, việc quy định báo cáo chỉ được thực hiện 01 lần khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng dẫn tới tình trạng đơn vị tư vấn giám sát thường báo cáo sơ sài, không nắm được các thay đổi trong quá trình thi công, không đánh giá được chất lượng công trình xuyên suốt quá trình thi công xây dựng.
Nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của tổ chức cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình, giúp chủ đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, nắm bắt thông tin được kịp thời trong quá trình thi công xây dựng, Thông tư số 04 đã bổ sung quy định tổ chức cá nhân thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình phải lập báo cáo định kỳ hoặc giai đoạn thi công xây dựng. Hình thức lập báo cáo định kỳ và/hoặc báo cáo giai đoạn và thời điểm lập báo cáo do chủ đầu tư và các bên thỏa thuận.
- Hoàn thành tới đâu ký biên bản nghiệm thu tới đó
Về biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình, với các quy định trước đây, việc tập trung toàn bộ các nhà thầu thi công hạng mục vào thời điểm hoàn thành công trình để ký biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình là rất khó khăn. Thực tế cho thấy, nhiều hạng mục đã hoàn thành được một thời gian dài trước khi công trình được hoàn thành (như các hạng mục: Thi công cọc khoan nhồi, móng…), trường hợp đặc biệt có các nhà thầu thi công đã giải thể… Vì vậy, Thông tư 04 quy định chủ đầu tư tập hợp đầy đủ các biên bản nghiệm thu từng phần công trình, bộ phận công trình hoặc gói thầu đã ký vào hồ sơ hoàn thành công trình và lập báo cáo về công tác nghiệm thu hoàn thành trong đó nêu rõ thời điểm và cam kết về chất lượng nghiệm thu từng phần công trình, bộ phận công trình hoặc gói thầu xây dựng.
Đối với việc kiểm tra công tác nghiệm thu trong thi công xây dựng, Thông tư 04 bổ sung các nội dung kiểm tra của cơ quan chuyên môn về xây dựng trong kiểm tra công tác nghiệm thu của chủ đầu tư gồm: Kiểm tra hiện trạng chất lượng thi công xây dựng công trình theo hồ sơ thiết kế đã được thẩm định, phê duyệt; Kiểm tra sự tuân thủ các quy định về quản lý chất lượng CTXD của chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan; Kiểm tra các điều kiện để nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, CTXD.
Về hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng trong thực tế còn nhiều tồn tại như việc lập kế hoạch thí nghiệm theo quy định của Khoản 3, Điều 25, Nghị định 46/2015/NĐ-CP chưa được các nhà thầu thực hiện do chưa có quy định rõ ràng; Việc kiểm tra điều kiện năng lực của các phòng thí nghiệm, nội dung kết quả thí nghiệm, quy trình lấy mẫu, thực hiện thí nghiệm, giám sát và đánh giá kết quả thí nghiệm chưa được quy định rõ ràng dẫn tới các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng thực hiện không thống nhất và tuy tiện. Vì vậy, Thông tư 04 bổ sung các quy định về vấn đề này nhằm tăng cường quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
Quan trắc công trình trong quá trình thi công là hoạt động đo đạc các chuyển vị, biến dạng của cấu kiện, kết cấu công trình… để làm cơ sở xem xét, đánh giá khả năng chịu lực của các cấu kiện trong quá trình thi công so với các yêu cầu của thiết kế, các quy định của quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho công trình.
Do vậy, Thông tư 04 đã bổ sung các quy định về quan trắc trong quá trình thi công xây dựng để tăng cường quản lý hoạt động này nhằm phát hiện, cảnh báo các nguy hiểm (nếu có) để có biện pháp khắc phục kịp thời đảm bảo an toàn cho công trình trong quá trình thi công.
VIII. Về mặt quản lý an toàn thi công
- Trước khi khởi công xây dựng, nhà thầu thi công xây dựng, phải lập, phê duyệt thiết kế biện pháp thi công theo quy định, trong đó phải thể hiện được các biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình tạm, công trình phụ trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
- Biện pháp thi công phải được nhà thầu thi công xây dựng rà soát định kỳ và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của công trường.
- Các biện pháp đảm bảo an toàn, nội quy về an toàn lao động phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành; những vị trí nguy hiểm trên công trường phải có cảnh báo đề phòng tai nạn.
- Những người điều khiển máy, thiết bị thi công và những người thực hiện các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động được quy định theo pháp luật về an toàn lao động phải được huấn luyện về an toàn lao động và có thẻ an toàn lao động theo quy định.
- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường. Khi hoạt động phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhà thầu thi công xây dựng tuân thủ biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn đã được phê duyệt.
- Người lao động khi tham gia thi công xây dựng trên công trường phải có đủ sức khỏe, được huấn luyện về an toàn và được cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
- Cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc đảm bảo an toàn trong quá trình thi công theo quy định.
IX. Về mặt quản lý vệ sinh môi trường
Mỗi một dự án xây dựng đều đi kèm với nó rất nhiều vấn đề, trong đó, vấn đề vệ sinh môi trường được quan tâm hơn cả, để làm được điều này đòi hỏi chủ đầu tư dự án có chuyên môn sâu và có trách nhiệm cao trong việc thiết lập quy trình bảo vệ môi trường trong thi công.
1. Xây dựng hệ thống Quản lý môi trường xây dựng
Chủ đầu tư dự án chịu trách nhiệm thi công xây dựng nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tiên tiến thay thế các phương án thi công cũ, vì chúng dễ gây ô nhiễm môi trường.
Chủ đầu tư dự án đã đưa ra những quy định cụ thể về công nghệ, cụ thể về kinh phí và lực lượng chuyên trách thực hiện các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Chủ đầu tư dự án xây dựng định kỳ kiểm tra hệ thống kiểm soát ô nhiễm môi trường của từng công trình.
2. Quản lý tiếng ồn – Dự án xây dựng cần có biện pháp quản lý tiếng ồn như thế nào?
Để quản lý và kiểm soát tiếng ồn hiệu quả Chủ đầu tư dự án đã thực hiện:
– Kiểm tra và có biện pháp bảo trì bảo dưỡng máy móc thiết bị thi Công, nhằm giảm tiếng ồn do máy móc cũ gây ra.
– Cách ly nguồn ồn ở các khu dân cư, bằng cách tăng cường nhiều lớp bao che xung quanh công trình, hoặc trồng xanh xung quanh khu vực có nguồn gây ồn.
– Đào tạo kỹ thuật viên, nhân viên, công nhân công trình nâng cao ý thức trong quá trình thi công. Hạn chế các thao tác gây ồn cao.
– Tìm kiếm các biện pháp thi công khác ít gây ồn hơn thay thế các phương pháp cũ.
– Kiểm tra mức độ ồn, rung trong quá trình xây dựng dự án. Từ đó đặt ra lịch thi công phù hợp theo thời gian sinh hoạt của cư dân xung quanh. Đảm bảo đạt mức ồn cho phép theo TCVN 5949-1998.
- Biện pháp quản lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường khi xây dựng công trình
3.1 Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và không khí trong quá trình tổ chức thi công bằng cách:
– Lập hàng rào cách ly khu vực nguy hiểm, nơi chứa hóa chất hoặc vật liệu dễ cháy nổ.
– Che chắn những khu vực phát sinh bụi, thường xuyên rửa xe trước khi ra khỏi công trình và dùng xe chuyên dụng tưới nước rửa đường giao thông vào mùa khô.
– Khi vận chuyển vật liệu cần được che chắn, phủ kín để ngăn bụi.
– Nâng cao ý thức công nhân và nhân viên trong quá trình thi công
– Thay thế các phương pháp thi công cũ bằng công nghệ mới ít gây ôn hơn
– Sắp xếp thời gian thi công phù hợp với thời gian sinh hoạt của cư dân xung quanh.
3.2 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước trong quá trình xây dựng dự án bằng cách:
– Không xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp xuống hệ thống thoát nước hoặc ao hồ xung quanh khu vực dự án.
– Dự án xây dựng cần bố trí các hố thu gom nước cặn và bùn lắng, các công trình xử lý nước thải tạm thời và chuyên chở chất thải sau xử lý ra nơi quy định để không gây ô nhiễm.
– Hệ thống thoát nước của dự án xây dựng phải đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi cho chảy ra bên ngoài.
– Nhà thầu xây dựng phải có quy định thu gom và bãi rác trung chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi trường do công nhân xây dựng gây ra.
3.3 Không chế ô nhiễm khí thải từ các phương tiện thi công bằng cách:
– Không sử dụng các loại thiết bị, xe cộ quá cũ kĩ để thi công xây dựng.
– Không sử dụng nhiều máy móc, thiết bị thi công có khả năng gây phát sinh bụi bẩn lớn trên công trường xây dựng.
X. Về mặt vật tư và thiết bị
Yêu cầu chung về việc xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị mặt bằng công trường xây dựng được quy định cụ thể tại Mục 2.2.3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 18:2014/BXD về An toàn trong xây dựng, theo đó, việc xếp đặt nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện và thiết bị mặt bằng công trường xây dựng cần phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Kho bãi để sắp xếp và bảo quản nguyên vật liệu, cấu kiện, thiết bị phải được định trước trên mặt bằng công trường với số lượng đủ phục vụ cho thi công. Địa điểm các khu vực này phải thuận tiện cho việc vận chuyển, bốc dỡ và bảo quản. Không được sắp xếp bất kỳ vật gì vào những bộ phận công trình chưa ổn định hoặc không đảm bảo vững chắc.
- Trong các kho bãi chứa nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải có đường vận chuyển. Chiều rộng của đường phải phù hợp với kích thước của các phương tiện vận chuyển và thiết bị bốc xếp. Giữa các chồng vật liệu phải chừa lối đi lại cho người, rộng ít nhất là 1 m.
- Nguyên vật liệu, nhiên liệu, cấu kiện, thiết bị phải đặt cách xa đường ô tô, đường sắt, đường cần trục ít nhất là 2 m tính từ mép đường gần nhất tới mép ngoài cùng của vật liệu (phía gần đường).
- Khi vật liệu rời (cát, đá dăm, sỏi, xỉ v.v…) đổ thành bãi, phải có biện pháp kỹ thuật chống sạt trượt đảm bảo an toàn cho người và thiết bị.
- Vật liệu dạng bột (xi măng, thạch cao, vôi bột…) phải đóng bao hoặc chứa trong thùng kín, xi lô, bunke…, đồng thời phải có biện pháp chống bụi khi xếp dỡ.
Thùng lớn chứa vật liệu dạng bột, phải có nắp hoặc lưới bảo vệ. Bên trong thùng phải được chiếu sáng đầy đủ. Chỉ cho phép người lao động vào trong xilô, bunke, kho chứa khi có cán bộ kỹ thuật thi công hướng dẫn và giám sát. Phải có các trang bị chuyên dùng để đảm bảo an toàn cho người lao động (tời kéo, dây an toàn…).
- Các nguyên liệu lỏng và dễ cháy (xăng, dầu, mỡ…) phải được bảo quản trong kho riêng theo các quy định phòng cháy chữa cháy hiện hành.
- Các loại axit phải đựng trong các bình kín làm bằng sứ hoặc thủy tinh chịu axit và phải để trong các phòng riêng được thông gió tốt. Các bình chứa axit không được xếp chồng lên nhau. Mỗi bình phải có nhãn hiệu ghi rõ loại axit, ngày sản xuất.
- Chất độc hại, vật liệu nổ, các thiết bị chịu áp lực phải bảo quản, vận chuyển và sử dụng theo các quy định hiện hành về an toàn hóa chất, vật liệu nổ và thiết bị áp lực.
- Khi sắp xếp nguyên vật liệu trên các bờ hào, hố sâu phải tính toán để đảm bảo an toàn khi thi công theo quy định tại 2.12.
- Đá hộc, gạch lát, ngói xếp thành từng ô không được cao quá 1 m. Gạch xây xếp nằm không được cao quá 25 hàng.
- Các tấm sàn, tấm mái xếp thành chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả chiều dày các lớp đệm lót). Tấm tường phải được xếp ở giữa các khung đỡ để thẳng đứng hoặc các giá chữ A. Tấm vách ngăn chỉ được để ở vị trí thẳng đứng trong các khung giá.
- Các khối móng, khối tường hầm, các khối và tấm kỹ thuật vệ sinh, thông gió, khối ống thải rác xếp thành chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả chiều dày các lớp đệm lót).
- Cấu kiện dài chế tạo sẵn xếp thành chồng không được cao quá 2 m (kể cả các lớp đệm lót).
- Cấu kiện khối và tấm xếp thành từng chồng không được cao quá 2,5 m (kể cả các lớp đệm).
- Vật liệu cách nhiệt xếp thành chồng không được cao quá 1,2 m và phải được bảo quản ở trong kho kín, khô ráo.
- Ống thép có đường kính dưới 300 mm phải xếp theo từng lớp và không cao quá 2,5 m. Ống thép có đường kính từ 300 mm trở lên, các loại ống gang xếp thành từng lớp, không được cao quá 1,2 m và phải có biện pháp chống giữ chắc chắn.
- Thép tấm, thép hình xếp thành từng chồng không được cao quá 1,5 m. Loại có kích thước nhỏ xếp lên các giá với chiều cao tương tự; tải trọng thép xếp trên giá phải nhỏ hơn hoặc bằng tải trọng cho phép của giá đỡ.
- Gỗ cây xếp thành từng chồng, có kê ở dưới, phải có cọc ghìm hai bên và không được cao quá 1,5 m. Gỗ xẻ xếp thành từng chồng không được cao quá 1/2 chiều rộng của chồng đó; nếu xếp xen kẽ lớp ngang và lớp dọc thì không được cao quá chiều rộng của chồng đó, kể cả chiều dày các lớp đệm.
- Kính phải được đóng hòm và đặt trong giá khung thẳng đứng. Chỉ xếp một lớp, không được chồng lên nhau.
- Máy móc và trang thiết bị kỹ thuật của công trình chỉ được xếp một lớp.
XI. Về mặt nghiệm thu công trình:
Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng. Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.
Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo. Thông thường công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu. Dưới đây là các bước trong quy trình nghiệm thu công trình xây dựng mà chủ đầu tư đang thực hiện:
– Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và lập bản vẽ hoàn công, trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.
– Công tác kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng gồm các công tác chủ yếu: kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị; tổ chức các bước nghiệm thu.
1. Kiểm tra vật liệu, cấu kiện, thiết bị:
a) Kiểm tra hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị: trước khi tiến hành công tác xây lắp, nhà thầu xây lắp (B) phải trình cho chủ đầu tư (A) hoặc tư vấn giám sát các hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị sẽ đưa vào công trình để bên A hoặc tư vấn giám sát kiểm tra sự phù hợp (về chất lượng, quy cách, xuất xứ) của vật liệu, cấu kiện, thiết bị so với điều kiện sách. Hồ sơ chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị gồm: Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng, chứng chỉ xác nhận chủng loại và chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do nơi sản xuất cấp; các phiếu kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị do một tổ chức chuyên môn, tổ chức khoa học có tư cách pháp nhân sử dụng phòng thí nghiệm hợp chuẩn thực hiện (nếu cần)
b) Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường:
Các vật liệu, cấu kiện, thiết bị trước khi đưa vào công trường đều phải được kiểm tra về chủng loại, quy cách, xuất xứ theo hồ sơ chất lượng đã được chủ đầu tư chấp thuận. Kết quả kiểm tra phải được lập thành biên bản, ghi rõ chủng loại, quy cách, số lượng vật liệu, cấu kiện, thiết bị đưa vào công trường từng đợt, có ký xác nhận của đại diện bên B và đại diện bên A (hoặc tư vấn giám sát).
2. Các bước nghiệm thu công trình xây dựng:
Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Nghiệm thu công việc xây dựng
Nội dung công tác nghiệm thu công việc xây dựng (công tác đất, cốp pha, cốt thép, bê tông, khối xây, cấu kiện, bộ phận kết cấu công trình, lắp đặt thiết bị và chạy thử không tải); tùy tình hình thực tế mà tổ chức thực hiện theo quy định.
– Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.
– Kiểm tra hệ thống chống đỡ tạm, giàn giáo và các giải pháp bảo đảm an toàn.
– Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, kết cấu, bộ phận công trình, máy móc thiết bị, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
+ Kết quả thử nghiệm chất lượng về biện pháp gia cố nền, sức chịu tải của cọc móng
+ Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.
+ Kết quả thí nghiệm bê tông, cốt thép, kết cấu thép.
+ Kết quả thí nghiệm liên kết hàn, bu lông cường độ cao của kết cấu thép.
+ Kết quả kiểm tra ứng suất, biến dạng của cốt thép ứng suất trước.
+ Kết quả thử nghiệm kết cấu (nếu có): vì kèo thép, kết cấu chịu lực…
+ Kết quả kiểm tra khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.
– Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
– Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng công việc xây dựng; lập bản vẽ hoàn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu (kèm theo bản vẽ hoàn công) theo mẫu tại Phụ lục số 4A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng:
– Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện của A (giám sát), B cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy cách mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.
– Số lượng mẫu thí nghiệm được lấy phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định. Nếu lấy ít hơn sẽ không đủ căn cứ kết luận chất lượng cấu kiện, ngược lại lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.
– Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên B và đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành ở những phòng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận hợp chuẩn (LAS…). Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.
– Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu kiện bộ phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công tác, cấu kiện được nghiệm thu và phải ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đọan xây lắp.
– Thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất lượng của từng giai đoạn xây lắp, trước khi Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp tiếp theo.
– Phân chia giai đoạn xây lắp trong công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp, thông thường như sau:
+ San nền; Gia cố nền (nếu là gói thầu riêng)
+ Thi công xong cọc, móng, các phần ngầm khác.
+ Xây lắp kết cấu thân nhà (xây thô);
+ Thi công cơ điện, hoàn thiện công trình.
Đối với các công trình xây dựng lớn, chia làm nhiều gói thầu trong một hạng mục thì phân chia giai đoạn xây lắp theo gói thầu.
– Đối với các công trình xây dựng cầu, đường, cấp thoát nước, thủy lợi, đê, … tham khảo Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành.
Các Sở có công trình xây dựng chuyên ngành có văn bản quy định hướng dẫn phân chia các giai đoạn xây lắp công trình cho phù hợp với chuyên ngành.
– Nội dung công tác nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp:
+ Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu công việc, cấu kiện có liên quan.
+ Kiểm tra các kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu bộ phận công trình, thiết bị. Công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:
– Kết quả thử tải các loại bể chứa, thử áp lực đường ống…
– Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong công trình: cấp điện, cấp nước, thoát nước, thang máy, điều hòa không khí trung tâm, báo cháy báo khói, chữa cháy, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, điện thoạt, âm thanh, thiết bị của hệ thống điện tử, …
– Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận công trình.
+ Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi công cọc đại trà sau khi có kết quả thí nghiệm cọc.
+ Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt, với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước hoặc của Ngành hiện hành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.
+ Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Lưu ý hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp tài liệu pháp lý, tài liệu quản lý chất lượng theo danh mục quy định.
Khi đối tượng nghiệm thu có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo phụ lục số 5A, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.
Bước 3: Nghiệm thu hoàn thành công trình, hoặc hạng mục công trình để đưa vào sử dụng.
– Thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng công trình và toàn bộ kết quả xây lắp trước khi đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào sử dụng.
– Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục công trình và toàn bộ công trình hoàn thành vào sử dụng:
Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành để có các văn bản nghiệm thu, chấp thuận hệ thống kỹ thuật, công nghệ đủ điều kiện sử dụng, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy chữa cháy của Phòng Cảnh sát PCCC – Công an Tỉnh.
+ Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên & Môi trường (nếu công trình thuộc loại phải đăng ký môi trường)
+ Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
+ Cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật hạ tầng ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, cấp thoát nước, giao thông…).
+ Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.
– Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành xây dựng:
+ Kiểm tra hiện trường
+ Kiểm tra toàn bộ khối lượng và chất lượng xây lắp (kỹ, mỹ thuật) của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.
+ Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công nghệ.
+ Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng (độ lún, độ nghiêng, chuyển vị ngang, góc xoay) của các hạng mục công trình (trụ tháp, nhà cao tầng hoặc kết cấu nhịp lớn, …) trong thời gian xây dựng (ngay sau khi thi công móng cho đến thời điểm nghiệm thu), đặc biệt là trong quá trình thử tải các loại bể.
+ Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn lao động thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
+ Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công. Tùy thuộc vào tính chất, quy mô công trình, chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ nghiệm thu.
– Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc toàn bộ công trình có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm an toàn về vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, có đầy đủ hồ sơ tài liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo phụ lục số 7, Nghị định số 209/2004/NĐ-CP.
Với các hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân đường nội bộ, … chủ đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản nghiệm thu (trên cơ sở các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp) sau khi hạng mục hoàn thành, không cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý Nhà nước.
Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.
– Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, có các công việc chưa hoàn thành, hoặc những hư hỏng sai sót (kể cả những hư hỏng, sai xót đã được sửa chữa), các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Trách nhiệm của Chủ đầu tư trong việc tổ chức nghiệm thu
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu, tổ chức công tác nghiệm thu, theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng, cụ thể như sau:
– Trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình, kịp thời có biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.
– Kiểm tra tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm khi thực hiện nghiệm thu:
+ Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu, tính hợp lệ của các thành viên tham gia nghiệm thu (các thành viên này phải là đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu).
+ Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham gia nghiệm thu (Chủ đầu tư; Doanh nghiệp nhận thầu, đơn vị thi công trực tiếp, tổ chức tư vấn giám sát thi công, …).
+ Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ bên dưới chữ ký.
+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành xây dựng công trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư làm thủ tục bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, quyết toán vốn đầu tư và thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Trong quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định số 209/2004/NĐ-CP). Khi nghiệm thu công việc xây dựng (bước 1); nghiệm thu hoàn thành giai đoạn xây lắp (bước 2), quy định bắt buộc các bên tham gia nghiệm thu chỉ phải ký biên bản (ghi rõ họ tên, chức vụ), không phải đóng dấu, bởi vậy Chủ đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu. Chủ đầu tư và các bên có liên quan (Tổ chức tư vấn do Chủ đầu tư thuê giám sát thi công, Doanh nghiệp nhận thầu xây lắp, Tổ chức tư vấn thiết kế) phải có biện pháp kiểm soát trách nhiệm và kết quả làm việc của các thành viên đã tham gia nghiệm thu.
Chú ý:
– Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công, báo cáo của tổ chức tư vấn giám sát phải thay thế bằng báo cáo của cán bộ giám sát của Chủ đầu tư.
– Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế công trình; nhà sản xuất hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào công trình phải soạn thảo, cung cấp tài liệu, văn bản Hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật công trình; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng công trình.
Một số lưu ý khác:
– Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế cần nghiên cứu và thực hiện những quy định tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, cũng như nội dung hướng dẫn của văn bản này.
– Các biên bản nghiệm thu phải lập theo mẫu đã nêu tại Nghị định số 209/2004/NĐ-CP, phải có xác nhận của các thành phần tham gia nghiệm thu theo quy định.
– Nhật ký thi công công trường phải được lập theo đúng mẫu quy định (bắt buộc) theo TCVN 4055-1985.
– Hồ sơ nghiệm thu phải được sắp xếp khoa học, phù hợp với danh mục chi tiết và phải bảo đảm hình thức đã quy định để dễ dàng kiểm tra.
– Chủ đầu tư tổ chức việc kiểm tra hồ sơ để các thành viên có liên quan tham dự kiểm tra hồ sơ, đối chiếu với danh mục tài liệu đã được lập sẵn, cùng ký biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu của cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình (phụ lục 2 – Thông tư số 12/2005 /TT-BXD).
– Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu phải có chữ ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu của tất cả các bên tham gia kiểm tra. Danh mục hồ sơ tài liệu kèm theo Biên bản kiểm tra, do Chủ đầu tư ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu.
– Việc tập hợp, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu trước khi nghiệm thu hoàn thành có tác dụng lớn trong việc rà soát chất lượng, tạo bằng chứng về toàn bộ kết quả xây lắp. Vì vậy, chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện, lập biên bản kiểm tra hồ sơ kèm theo danh mục tài liệu hợp lệ như đã hướng dẫn trên đây, khắc phục tình trạng cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng phải thực hiện như hiện nay.
– Sau khi Chủ đầu tư và các bên liên quan đã hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ có biên bản kiểm tra kèm theo danh mục tài liệu, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng sẽ kiểm tra về mặt Nhà nước, ký biên bản.
– Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu đã được đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng ký, là một trong những căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu.
– Tài liệu nêu trên là tài liệu thuộc Hồ sơ hoàn thành công trình (hồ sơ hoàn công), lưu trữ và nộp lưu trữ theo quy định về hồ sơ hoàn công, và phải bàn giao cho chủ quản lý, sử dụng công trình khi bàn giao sử dụng cônnghiệm thu giai đoạn,g trình.
– Các chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu hạng mục hoặc hoàn thành công trình ngay sau khi hoàn tất công tác thi công xây lắp giai đoạn, hạng mục hoặc hoàn thành công trình, không được bỏ qua công tác nghiệm thu giai đoạn theo quy định hoặc tổ chức nghiệm thu giai đoạn quá trễ sau khi đã hoàn tất thi công xây lắp các giai đoạn sau.