Helianthus Center Red River Khơi nguồn tiềm năng bất động sản năm 2021 phía Đông Bắc thủ đô Hà Nội ( Phần 1)
Vị trí độc tôn, thừa hưởng nền tảng hạ tầng thông minh
Helianthus Center Red River với diện tích 45.605,76m2 nằm trọn vẹn trong vùng trung tâm của mảnh đất Đông Anh và Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2020 – 2030 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo Quy hoạch, Đông Anh là đô thị lõi, có vị trí quan trọng phát triển kinh tế – xã hội của thành phố Hà Nội, được thừa hưởng nền tảng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội được quy hoạch bài bản với những đô thị hiện đại, thông minh, bên cạnh những khu công nghiệp, cùng với điểm giao thông kết nối “vàng” mà không phải dự án nào cũng có được. Tất cả, tạo nên những lớp hành lang từ trong ra ngoài, từ gần đến xa, đảm bảo một hệ thống các tiện ích hoàn chỉnh, đồng bộ, thông suốt, tạo giá trị bền vững, thu hút nhiều nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội 9km, mạng lưới hệ thống hạ tầng giao thông được xem là huyết mạch kết nối các tỉnh phía Đông Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai,… thông qua tuyến đường huyết mạch Võ Chí Công kết nối với Cầu Nhật Tân, trên trục đường Võ Nguyên Giáp đến Sân bay Quốc tế Nội Bài, đường vành đai 3, QL3, QL2A, QL18…Bên cạnh đó, dự kiến đến năm 2030, thành phố Hà Nội sẽ thi công 9 tuyến đường sắt trên cao, trong đó có tuyến đường sắt trên cao số 4: Mê Linh – Đông Anh – Sài Đồng – Vĩnh Tuy – Thượng Đình – đường vành đai 2,5 – Cổ Nhuế – Liên Hà (chiều dài 54 km) đi ngầm và Tuyến đường sắt đô thị số 5: Cổ Loa – An Khánh. Bởi vậy, nếu như thế giới đã có câu “Mọi còn đường đều đi đến thành Rome” thì Đông Anh, mọi con đường đều đi đến dự án Helianthus Center Red River.
Sánh đôi cùng những cây cầu giá trị tỷ đô, kết nối huyết mạch dẫn vào trung tâm thủ đô Hà Nội
Ngày 10-10-1954, khi bộ đội vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội, Long Biên là cầu huyết mạch duy nhất của Hà Nội bắc qua sông Hồng. Cây cầu là chứng tích lịch sử quan trọng trong nhiều giai đoạn, cũng là công trình lưu giữ ký ức của Hà Nội. Sau 65 năm phát triển mạnh mẽ, Hà Nội đã có thêm 8 cây cầu Thăng Long, Chương Dương, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Đông Trù, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Văn Lang, bắc qua sông Hồng, sông Đuống, có vai trò trọng yếu trong kết nối các tuyến giao thông huyết mạch. Những cây cầu này, đã tạo nên diện mạo mới cho Thủ đô Hà Nội, giúp người dân đi lại thuận tiện, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của Hà Nội và các tỉnh thành lân cận.
Còn tiếp…